Tin tức

Biến chứng bệnh Zona thần kinh nguy hiểm như thế nào?

Ngày 05/11/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Zona thần kinh là một bệnh lý nhiễm trùng thường xảy ra vào lúc giao mùa, khi sức đề kháng bị suy yếu. Nếu không chữa trị kịp thời, bạn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng bệnh Zona thần kinh là gì và đối tượng nào có nguy cơ mắc phải? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý này.

1. Tìm hiểu bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella Zoster (VZV), thuộc họ Herpes virus cư trú trong hệ thần kinh gây ra. Nếu từng mắc bệnh thủy đậu thì bạn có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh, bởi vì loại virus này không bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái bất hoạt trong hệ thần kinh. 

Khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc sức đề kháng suy giảm thì virus sẽ bắt đầu tái hoạt động trở lại trong cơ thể. Chúng tự nhân lên và phát triển, rồi lan truyền sang các dây thần kinh khác để làm tổn thương vùng da tương ứng.

Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella Zoster (VZV), thuộc họ Herpes virus cư trú trong hệ thần kinh gây ra

Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella Zoster (VZV), thuộc họ Herpes virus cư trú trong hệ thần kinh gây ra

Nguyên nhân:

Như bạn đã biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh Zona thần kinh là virus VZV. Ngoài ra khi gặp điều kiện thích hợp, chúng sẽ hoạt động trở lại và gây tổn thương dây thần kinh. Các yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự hoạt động của virus là:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

  • Sức đề kháng suy yếu do tuổi cao, mắc bệnh HIV/AIDS, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…

  • Tinh thần bất ổn, thường xuyên lo lắng và chịu nhiều căng thẳng, áp lực từ công việc, cuộc sống.

  • Vùng da nổi mụn nước bị tổn thương.

  • Mắc bệnh ung thư và áp dụng các phương pháp điều trị bằng tia xạ.

Biểu hiện:

Khi bị bệnh trên da sẽ xuất hiện các nốt phát ban đỏ rộp, sau đó chúng sẽ biến thành mụn nước và tập trung thành từng dải lan dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ban đầu, mụn nước căng dần lên và chứa dịch trong nên khiến nhiều người nhầm lẫn Zona thần kinh với các bệnh ngoài da khác. Một vài ngày tiếp theo, mụn bắt đầu chuyển sang màu đục rồi hóa mủ. Lúc vỡ ra, chúng sẽ khô và tạo thành từng lớp vảy nhưng cũng có trường hợp để lại sẹo trên da.

Biến chứng bệnh Zona thần kinh

Khi bị bệnh trên da sẽ xuất hiện các nốt phát ban đỏ rộp, sau đó chúng sẽ biến thành mụn nước và tập trung thành từng dải

Không chỉ vậy, bạn còn cảm thấy ngứa ngáy và đau tại vị trí nổi mụn nước. Bệnh thường kéo dài từ 2 - 3 tuần và có thể tái phát nhiều lần ngay sau đó. Mặt, cổ, lưng, tay, chân,… là những nơi nổi mụn nước nhiều nhất. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng Zona thần kinh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe, khiến người bệnh ái ngại.

Ngoài triệu chứng phát ban nổi mụn nước, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân như: sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, yếu cơ,… 

2. Biến chứng bệnh Zona thần kinh

Các triệu chứng của bệnh Zona sẽ biến mất sau khoảng 2 - 3 tuần điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể kéo dài lâu hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu bạn chủ quan, không áp dụng biện pháp chữa trị kịp thời hoặc tình trạng sức khỏe quá yếu.

Một số biến chứng bệnh Zona thần kinh thường gặp như:

Suy giảm thị lực:

Thông thường vùng mặt là vị trí bệnh thường hay xuất hiện nhất. Trong đó, mắt là cơ quan nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi virus VZV tấn công vào các dây thần kinh mắt. Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà người bệnh có thể bị viêm, đỏ mắt kéo dài. Đồng thời vùng da xung quanh mắt cũng bị nổi mụn nước.

Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh sẽ làm suy giảm thị lực, nghiệm trọng hơn có thể gây mù lòa. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hay các loại thuốc điều trị virus. Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám mắt thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh.

Khi virus VZV tấn công vào các dây thần kinh mắt thì sẽ gây tổn thương mắt, giác mạc và vùng da xung quanh mắt

Khi virus VZV tấn công vào các dây thần kinh mắt thì sẽ gây tổn thương mắt, giác mạc và vùng da xung quanh mắt

Đau dây thần kinh:

Virus cư trú và tấn công vào dây thần kinh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Điều này khiến các hoạt động dẫn truyền xung động thần kinh bị rối loạn. Do đó khi mắc bệnh bạn sẽ phải gánh chịu những cơn đau cục bộ, từ mức độ trung bình cho đến nặng. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng ngay cả khi các nốt mụn nước, phát ban đã được chữa khỏi.

Suy giảm thính giác:

Biến chứng bệnh Zona thần kinh mà bạn có thể gặp đó là ù tai, khó nghe hoặc nghe không rõ âm thanh,… Lúc này cơ quan thính giác của bạn đã bị ảnh hưởng, trong trường hợp nặng hơn bạn có thể bị điếc hoàn toàn.

Biến chứng khác:

Khi xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, virus VZV sẽ gây hại và dẫn đến các biến chứng. Nếu virus tấn công vào phổi, người bệnh sẽ bị viêm phổi. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ mắc phải các bệnh như: viêm màng não, viêm gan,… Trong trường hợp biến chứng nặng cấp tính có thể gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Phần lớn, bệnh sẽ tự khỏi và không xảy ra biến chứng nặng. Tuy nhiên, để phòng ngừa biến chứng bệnh Zona thần kinh bạn nên có biện pháp điều trị sớm. Nếu sau một tháng mà bệnh vẫn không khỏi hoặc nặng hơn thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

3. Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng bệnh Zona thần kinh

Nếu chủ quan và để bệnh tiến triển nặng thì bạn sẽ gặp phải biến chứng bệnh Zona thần kinh. Tuy nhiên, đối với người có sức đề kháng yếu thì nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cao hơn so với người bình thường. Khi xâm nhập vào người cao tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị nhiễm HIV/AIDS, người bị ung thư, người vừa ghép tạng hoặc ốm nặng,… virus rất dễ phát triển và không bị kiểm soát bởi cơ thể.

Nếu không chữa trị kịp thời, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng bệnh Zona thần kinh

Nếu không chữa trị kịp thời, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng bệnh Zona thần kinh

Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm được những biến chứng bệnh Zona thần kinh gây ra. Vì vậy, khi bị bệnh bạn nên có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, nếu vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Để bệnh không tái phát, bạn nên nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung vào bữa ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C. Một tinh thần vui vẻ, thoải mái, kết hợp với tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ