Tin tức

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là do đâu và nên làm gì để con phát triển khỏe mạnh?

Ngày 01/10/2023
Lương Thanh Thủy
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình nuôi con của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu biết vì sao con gặp phải tình trạng này thì cha mẹ sẽ có được tâm thế thoải mái, chủ động tìm cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn này mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

1. Nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

1.1. Như thế nào là biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ bỗng nhiên trẻ chán ăn hoặc ăn ít hơn hẳn so với thường ngày. Thông thường, tình trạng này chỉ diễn ra trong vòng vài ngày cho đến 2 tuần. Trẻ sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn biếng ăn sinh lý trong quá trình phát triển, chủ yếu là vào các mốc đánh dấu sự thay đổi thể chất ở trẻ như: mọc răng, tập bò, tập ăn dặm,...

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh chủ yếu là biểu hiện bình thường đánh dấu mốc phát triển của trẻ

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh chủ yếu là biểu hiện bình thường đánh dấu mốc phát triển của trẻ

1.2. Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh cha mẹ có thể quan sát các dấu hiệu sau:

- Trẻ ăn rất ít

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của biếng ăn sinh lý là trẻ ăn ít hơn bình thường và ít hơn so với mức tiêu chuẩn cho độ tuổi của trẻ. Lúc này, trẻ không còn quan tâm đến việc ăn uống hoặc không chịu tiếp tục ăn trong một khoảng thời ngắn.

- Trọng lượng cơ thể thay đổi

Trẻ biếng ăn sinh lý có thể bị giảm cân hoặc tăng cân rất chậm. Cha mẹ có thể kiểm tra được điều này bằng cách cân trẻ thường xuyên.

- Buồn bực và khóc nhiều

Biếng ăn sinh lý có thể gây khó chịu cho trẻ khiến trẻ trở nên buồn bực và khóc nhiều hơn. Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và căng thẳng vì cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng từ việc ăn uống.

- Thay đổi về tần suất và thời lượng bữa ăn

Những trẻ bị biếng ăn sinh lý thường có mất khoảng thời gian dài cho mỗi bữa ăn hoặc thời gian ăn mỗi bữa ngắn hơn rất nhiều so với bình thường. Lúc này trẻ sẽ ăn một lượng rất ít rồi dừng hoặc từ chối ăn.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị biếng ăn sinh lý?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu hiểu được nguyên nhân khiến con rơi vào tình trạng này thì cha mẹ sẽ bớt lo lắng và biết cách xử lý tốt nhất để giúp cho đi qua giai đoạn này.

Các nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường là do:
- Thích nghi với môi trường mới

Trẻ sơ sinh vừa mới ra đời, cơ thể phải thích nghi với môi trường mới với tiếng ồn, ánh sáng và nhiều yếu tố khác mà trước đó chưa hề quen thuộc với trẻ. Đây chính là lý do làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái, không muốn ăn và khi đã thích nghi được với môi trường mới, khả năng ăn của trẻ sẽ dần dần cải thiện.

Căng thẳng, <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/met-moi-moi-ngay--trieu-chung-khong-the-xem-thuong-s195-n19178'  title ='mệt mỏi'>mệt mỏi</a>,... do tiếp xúc với môi trường mới có thể gây biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Căng thẳng, mệt mỏi,... do tiếp xúc với môi trường mới có thể gây biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

- Cảm xúc của trẻ

Các yếu tố như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng,... cũng có thể khiến cho việc ăn uống của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng. Những trạng thái cảm xúc này thường xảy ra khi trẻ không thích việc thay bỉm, tắm rửa,...

- Vấn đề về sức đề kháng

Khi trẻ gặp các vấn đề gây suy giảm sức đề kháng như: cảm lạnh, viêm họng,... có thể trở nên mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn. Lúc này, trẻ cũng dễ bị mất vị giác nên không hứng thú với việc ăn uống.

- Vấn đề về tiêu hóa

Một số trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trào ngược dạ dạ,... nên lười ăn. Trong bữa ăn, trẻ thường không cảm thấy thoải mái nên từ chối ăn.

3. Cách xử lý với biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Đối với tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển thể trạng:

- Tạo không gian thoải mái và yên tĩnh

Hãy tạo cho trẻ một không gian ăn uống yên tĩnh, đem lại cho trẻ cảm giác thoải mái và không có gì tác động khiến trẻ xao nhãng việc ăn uống. Tránh tiếng ồn mạnh khi trẻ ăn cũng sẽ giúp trẻ tập trung hơn vào việc ăn.

Ngoài ra, tạo cho trẻ một môi trường ăn thật thư giãn, thoải mái cũng sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Tăng kết nối giữa cha mẹ với con cái để trẻ cảm thấy vui vẻ tham gia vào bữa ăn cũng là việc cần thiết để trẻ có được môi trường ăn uống tích cực.

- Tìm hiểu để xây dựng lịch trình ăn phù hợp với trẻ

Cha mẹ nên tìm hiểu thông tin về thời gian thức, ngủ, khả năng ăn uống của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để xây dựng thời gian biểu phù hợp với con mình. Trẻ cần có được một thời gian biểu với các khung thời gian đủ cho các hoạt động: ăn, ngủ và chơi. Hãy cho trẻ ăn đúng thời điểm đã được lên kế hoạch và nếu trẻ không đủ đói thì không nên ép trẻ ăn.

Chia nhỏ bữa ăn và tạo hứng thú ăn uống sẽ giúp cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ

Chia nhỏ bữa ăn và tạo hứng thú ăn uống sẽ giúp cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ

- Nên chia nhỏ bữa ăn

Thời điểm trẻ sơ sinh đang biếng ăn sinh lý, cha mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ đồng thời giảm bớt lượng sữa trong mỗi bữa ăn. Việc làm này sẽ giúp trẻ không “sợ” ăn mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng vừa đủ cho sự phát triển của trẻ.

- Kiểm tra lại việc cung cấp sữa

Dù là trẻ ăn sữa công thức hay bú sữa mẹ thì cũng cần đảm bảo rằng trong mỗi bữa ăn trẻ đang được đáp ứng lượng ăn đúng với nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ thì hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng quá trình bú mẹ của trẻ đang được được thực hiện trong tư thế khiến trẻ thoải mái và bú hiệu quả.

- Theo dõi sức khỏe của trẻ

Đây là việc cần làm để các bậc cha mẹ xác định được biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe hay không. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần cho trẻ thăm khám bác sĩ Nhi khoa ngay.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh thường hay tái diễn và sẽ khiến cha mẹ sốt ruột, lo lắng cho sự phát triển thể chất của con mình. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ nhanh chóng qua đi và sau đó, trẻ sẽ sớm “bắt nhịp” trở lại với nhu cầu ăn uống bình thường. Chỉ cần cha mẹ bình tĩnh, kiên nhẫn để có cách xử lý khoa học, trẻ sẽ vẫn nhận được đủ nhu cầu dinh dưỡng cần cho sự phát triển khỏe mạnh.

Trong trường hợp thấy con có tình trạng biếng ăn kéo dài hay có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn cần thiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ