Tin tức
Bỏ túi địa chỉ khám chân tay miệng cho trẻ uy tín, chất lượng cao
- 08/05/2022 | Chẩn đoán và quá trình điều trị chân tay miệng có thể bạn chưa biết
- 16/03/2021 | Bị bệnh chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi?
- 29/01/2021 | Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể chữa trị dứt điểm được không?
1. Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng cho trẻ
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus mà chủ yếu là nhóm virus đường ruột Enterovirus. Có hai nhóm tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là Enterovirus type 71 và Coxsackie A16.
Nếu nguyên nhân là do virus Coxsackie A16, trẻ có thể khỏi trong vòng vài ngày và ít gặp những biến chứng thần kinh. Còn Virus Enterovirus type 71 (EV71) thì nguy hiểm hơn nhiều, có thể khiến cho trẻ bị tử vong hoặc để lại những biến chứng như là viêm phổi, viêm cơ tim hoặc viêm não, màng não.
Khu vui chơi trẻ em có thể là nơi lây lan dịch bệnh (ảnh minh họa: nguồn internet)
Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt phổ biến ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Trong các đợt bệnh bùng phát, những địa điểm tập trung đông trẻ như trường mầm non, khu vui chơi có thể là nơi lây lan dịch bệnh.
2. Những triệu chứng của bệnh
Khi trẻ bị mắc bệnh, tùy từng giai đoạn mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
Giai đoạn trẻ ủ bệnh
Có thể kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày. Lúc này, trẻ chưa có dấu hiệu cụ thể, sức khỏe và sinh hoạt vẫn bình thường.
Giai đoạn bệnh khởi phát
Diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày, trẻ xuất hiện một số triệu chứng dễ thấy như:
-
Mệt mỏi, sốt từ 37,5 - 38 độ C, thậm chí có thể lên tới 39 độ C.
-
Trẻ đau họng và có dấu hiệu tổn thương, đau rát vùng miệng.
-
Chảy nước bọt thường xuyên và biếng ăn.
-
Có thể xuất hiện hiện tượng tiêu chảy.
Giai đoạn bệnh nặng nhất
Kéo dài từ 3 đến 10 ngày với một số triệu chứng như:
-
Ở mông hoặc bàn tay, chân, đầu gối trẻ xuất hiện các nốt phát ban giống như dạng phỏng nước. Các nốt ban này tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, dưới 7 ngày, không đau, không ngứa. Sau khi lặn đi, có thể để lại vết thâm, hiếm khi bị viêm loét.
-
Trẻ bị loét miệng, tức là xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc, lợi và lưỡi của trẻ. Vết loét này có đường kính khoảng 2 đến 3mm và rất dễ vỡ, khiến cho trẻ cảm thấy đau miệng, dẫn đến bỏ bú, bỏ ăn.
-
Trẻ có thể bị nôn và sốt nhẹ.
-
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có thể xuất hiện mụn rộp hoặc lở ở mông.
-
Ở một số trẻ, bệnh có thể chỉ có các biểu hiện như: bóng nước xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ có hồng ban hoặc chỉ loét miệng.
Bệnh có thể gây nốt ban ở tay, chân hoặc gây loét đỏ trong miệng
3. Bệnh có thể lây lan qua những con đường nào?
Đây là một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh qua các con đường tiêu hóa và hô hấp, dễ bùng phát thành dịch lớn. Virus có khả năng lan truyền mạnh nhất ở tuần đầu tiên khi trẻ nhiễm bệnh và vẫn có khả năng lây lan ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng không còn.
Trẻ thường bị lây bệnh khi:
-
Tiếp xúc trực tiếp qua việc hít hoặc nuốt phải nước bọt, dịch tiết của người bệnh trong quá trình ăn uống chung, nói chuyện, hắt hơi hoặc ho.
-
Không may tiếp xúc với chất thải hoặc dịch từ bọng nước, mụn nước của người bệnh.
-
Trẻ cầm nắm đồ chơi, vật dụng bị nhiễm virus rồi lại đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
-
Trẻ bị lây qua bàn tay của người chăm sóc.
4. Biến chứng của bệnh
Bệnh chân tay miệng thường không đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng những trường hợp phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
-
Gây mất nước do trẻ đau miệng, bỏ ăn uống.
-
Các nốt mụn trên da có thể bị bội nhiễm nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ.
-
Một số trường hợp cá biệt, bệnh có thể gây viêm màng não virus, viêm não hoặc liệt chi, thậm chí có thể gây suy tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, cha mẹ không nên tự chữa trị ở nhà mà cần đi khám chân tay miệng cho trẻ khi có dấu hiệu mắc bệnh.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh chân tay miệng thường bùng phát mạnh ở giai đoạn giao mùa, đặc biệt là mùa hè. Bệnh lại dễ dàng lây lan ở khu vực công cộng, tập trung đông người và hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có vắc xin phòng. Trẻ từng bị chân tay miệng vẫn có nguy cơ bị lại khi nhiễm chủng virus khác. Vì thế, đây là mối lo ngại lớn đối với các bậc cha mẹ.
Cha mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng cách:
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với trẻ. Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ nâng cao ý thức rửa tay, sát khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn uống và sau khi trẻ đi vệ sinh.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng bệnh
-
Bỏ thói quen mớm đồ ăn cho trẻ, cho ăn những thực phẩm được chế biến kỹ, nguồn gốc rõ ràng. Hướng dẫn trẻ bỏ thói quen ngậm vật dụng, đồ chơi hoặc mút tay.
-
Thường xuyên khử trùng đồ chơi, nơi sinh hoạt cho trẻ như: sàn nhà, bàn ghế, dụng cụ học tập, tay nắm cửa…
-
Dạy cho trẻ khi ho hoặc hắt hơi phải che miệng, mũi.
-
Khi trẻ bị nhiễm bệnh, phải dùng riêng các đồ cá nhân, không hôn, ôm trẻ.
-
Thường xuyên chú ý theo dõi sức khỏe của con. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ, nên cho đi khám, tránh cho tiếp xúc với trẻ khác, khử khuẩn nhà ở, đồ chơi, đồ dùng…
6. Khám chân tay miệng cho trẻ ở đâu?
Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra.
Với lịch sử 26 năm xây dựng và trưởng thành, bên cạnh trụ sở chính, sự ra đời của hệ thống phòng khám Đa khoa không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều tỉnh thành khác đã minh chứng cho sự lớn mạnh của thương hiệu MEDLATEC.
Rất nhiều người bệnh lựa chọn đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, điều trị
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và còn được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP công nhận những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng phòng xét nghiệm.
Khi đến với chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các bé sẽ được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững vàng, đầy kinh nghiệm và lòng yêu trẻ khám, chẩn đoán và điều trị.
Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho quý phụ huynh những kiến thức cơ bản về bệnh chân tay miệng ở trẻ cũng như địa chỉ khám chân tay miệng cho trẻ uy tín, chất lượng cao. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý phụ huynh có thể gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!