Tin tức
Bỏ túi ngay cách chữa cháy nắng để cứu cánh cho làn da trong mùa hè
- 04/05/2022 | Chuyên gia giải đáp: Da bị cháy nắng nguy hiểm như thế nào?
- 04/05/2022 | Góc tư vấn: Bị cháy nắng nên làm gì để da sớm hồi phục?
1. Da bị cháy nắng vào mùa hè - những điều nên biết
1.1. Tại sao da lại bị cháy nắng?
Da bị cháy nắng tức là xảy ra tình trạng bị tổn thương sau quá trình tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Nguyên lý của hiện tượng này là sự tăng lên của melanin trong cơ thể để bảo vệ tế bào biểu bì nên càng tiếp xúc lâu với ánh nắng thì melanin càng phải tiết ra nhiều hơn. Kết quả sinh ra từ đó chính là bề mặt da bị đỏ, rát và có trường hợp vùng da bị cháy nắng chuyển sang màu đen.
Làn da bị cháy nắng thường có hiện tượng đỏ và rát
Nguy cơ cháy nắng ở những người tiết ra ít sắc tố melanin khi ra nắng sẽ cao hơn so với người bình thường. Vì thế, những người có làn da mỏng, da trắng dễ bị cháy nắng hơn so với người khác.
1.2. Nhận biết da bị cháy nắng như thế nào?
Da bắt đầu có biểu hiện cháy nắng tính từ khi tiếp xúc với các tia cực tím trong khoảng 6 giờ và những dấu hiệu này sẽ trở nên rõ ràng hơn sau khoảng 12 - 24 giờ. Một làn da bị cháy nắng thường có các dấu hiệu sau:
- Đỏ, rát: đây là tình trạng lớp hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến cho các mạch máu ở dưới da bị giãn ra, dịch và các yếu tố làm viêm thoát mạch đi sâu vào tổ chức của da sinh ra viêm và kết quả là da bị đỏ và rát.
- Các vùng da không đều màu: sự tác động của tia UVA từ ánh nắng mặt trời kích thích melanin tối màu sản sinh và làm cho da bị sạm đen.
- Khô sạm da: khi da bị cháy nắng, các tế bào keratin cũng sẽ bị sừng hóa, da dày hơn và trở nên khô, dễ bị bong tróc.
- Có nếp nhăn: sự tác động của tia cực tím làm cho các sợi Elastin và Collagen trong da vỡ đi từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra nhanh chóng.
Những trường hợp da bị cháy nắng ở mức độ nghiêm trọng sẽ có dấu hiệu:
- Bề mặt da bị phồng rộp và có bóng nước.
- Xảy ra tình trạng nhiễm trùng da.
- Bị mất điện giải.
- Da mặt và chân tay bị phù.
2. Các cách chữa cháy nắng dễ dàng thực hiện tại nhà
2.1. Rửa sạch vùng da vừa bị cháy nắng
Ngay khi phát hiện ra da bị tổn thương vì ánh nắng mặt trời thì cách chữa cháy nắng nhanh nhất chính là tìm nước mát để rửa vùng da ấy. Trong quá trình rửa, hãy chú ý sao cho không để da bị chà xát mạnh vì việc làm ấy rất dễ khiến cho da bị tổn thương nặng hơn.
Cách chữa cháy nắng đầu tiên cần thực hiện là dùng nước làm mát vùng da bị tổn thương
Một nguyên tắc cần nhớ khi làm mát vùng da bị cháy nắng nữa là không dùng nguồn nước quá lạnh vì nó rất dễ gây sốc nhiệt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ngâm mình trong nước mát với một khoảng thời gian thích hợp đủ để làm dịu cho da.
2.2. Dưỡng ẩm da
Sử dụng các loại sản phẩm cấp ẩm sâu có chứa thành phần hỗ trợ làm mờ đốm da xỉn màu đều đặn mỗi ngày cũng là một cách chữa cháy nắng rất tốt. Để đạt được điều này, bạn có thể chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần giúp phục hồi tổn thương trên da làm từ tự nhiên như bạc hà, lô hội, trà xanh,...
Khi chọn kem dưỡng ẩm bạn cần tránh dùng các sản phẩm chứa các thành phần Lidocaine, Benzocaine hay Petroleum vì chúng rất dễ gây kích ứng và khiến cho tình trạng da bị bỏng do cháy nắng trở nên tồi tệ hơn.
2.3. Đắp mặt nạ tự nhiên
Sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên cho vùng da bị cháy nắng cũng sẽ giúp da nhanh chóng hồi phục. Ưu điểm của loại mặt nạ này là nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên mang lại cảm giác dễ chịu, lành tính và sớm làm sáng da về như lúc ban đầu.
Một số loại nguyên liệu bạn có thể tận dụng làm mặt nạ tự nhiên để áp dụng cách chữa cháy nắng là:
- Sữa chua hoặc sữa tươi
Với sữa tươi, bạn có thể pha sữa tươi trực tiếp vào trong bồn tắm sau đó ngâm mình vào khoảng 30 phút để hạ nhiệt cho vùng da bị tổn thương. Hoặc nếu muốn đỡ tốn kém hơn bạn cũng có thể dùng sữa tươi thấm ra khăn sau đó phủ lên lớp da bị cháy nắng là được. Những cách làm này sẽ giúp làm dịu mát da nhờ đó mà tổn thương do bị cháy nắng sẽ sớm được hồi phục an toàn.
Sữa tươi là nguyên liệu chữa cháy nắng giúp làm dịu mát và sớm hồi phục tổn thương da
Với sữa chua, bạn hãy chọn sữa chua không đường đã được làm mát trong tủ lạnh thoa trực tiếp lên những vùng da bị cháy nắng sau đó đợi khoảng 5 - 10 phút và dùng nước mát để rửa sạch.
- Lô hội
Một cách chữa cháy nắng rất đơn giản mà lại không hề tốn kém nữa là bạn hãy dùng một lá lô hội đã được rửa sạch đem gọt bỏ vỏ và lấy phần gel bôi lên bề mặt da bị cháy nắng sau đó để yên 5 phút và lấy nước mát rửa sạch.
- Cà chua
+ Cách thứ nhất: bạn hãy rửa sạch rồi cắt một quả cà chua làm đôi sau đó đem chà xát nhẹ nhàng lên lớp da cháy nắng.
+ Cách thứ hai: lấy 2 cốc nước ép cà chua cho vào bồn tắm nước lạnh rồi ngâm người trong khoảng 30 phút.
+ Cách thứ ba: kết hợp sữa tươi và cà chua theo tỉ lệ 4:1 rồi thoa lên vùng da bị cháy nắng để giúp da được dịu mát, nhanh lành.
- Mật ong
+ Cách thứ nhất: dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng da đang cần được áp dụng cách chữa cháy nắng.
+ Cách thứ hai: trộn mật ong và sữa tươi theo tỉ lệ 1:1 và thoa lên da.
+ Cách thứ ba: trộn nước cốt chanh với mật ong theo tỉ lệ 8:2 rồi thoa lên da. Lưu ý rằng bạn không nên lạm dụng quá nhiều nước cốt chanh vì nó rất dễ làm cho da bị ngứa ngáy và bắt nắng nhanh hơn.
Tất cả những cách chữa cháy nắng trên đây đều rất dễ thực hiện và vô cùng tiết kiệm nên nếu da chỉ bị tổn thương ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng tại nhà. Trường hợp tổn thương da nặng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có biện pháp điều trị vừa an toàn vừa giúp tổn thương trên da sớm được hồi phục.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!