Tin tức
Các loại vắc xin Covid-19 được cấp phép lưu hành hiện nay tại Việt Nam
- 25/04/2022 | Bị Covid-19 có triệu chứng gì và cần làm gì khi nhiễm bệnh?
- 25/04/2022 | Chăm sóc và điều trị Covid-19 trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào?
- 22/04/2022 | Sau nhiễm Covid, mất khứu giác có hồi phục được không?
1. Các loại vắc xin Covid-19 được cấp phép tại Việt Nam
Mặc dù triển khai tiêm vắc xin thực hiện nhanh chóng nhưng để được cấp phép sử dụng trong nước, các loại Vắc xin cần qua nhiều quy trình kiểm duyệt. Nhìn chung, các vắc xin này phải đảm bảo đủ 3 yếu tố gồm: hiệu quả bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với virus Covid-19, an toàn với cơ thể và khả năng sinh miễn dịch tốt.
Trên thế giới hiện có nhiều loại vắc xin Covid-19
Dưới đây là 8 loại vắc xin Covid-19 đã được cấp phép và sử dụng phổ biến ở các địa phương trên cả nước, cụ thể như sau:
1.1. Vắc xin AstraZeneca
Đây là vắc xin do tập đoàn AstraZeneca sản xuất, đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tốt trong việc phòng bệnh cũng như độ an toàn cao với người được tiêm. Hiện nay, vắc xin AstraZeneca đang được cấp phép sử dụng phổ biến trên thế giới với trên 181 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đưa vắc xin AstraZeneca vào nhóm vắc xin sử dụng khẩn cấp. Ở nước ta, vắc xin này đã được phê duyệt sử dụng vào ngày 1/2/2021, triển khai từ tháng 3. Người dân Việt Nam đang tiêm chủng vắc xin AstraZeneca là phổ biến nhất với liều tiêm cơ bản gồm 2 mũi cách nhau từ 8 - 12 tuần.
Vắc xin AstraZeneca được tiêm phổ biến ở nước ta
1.2. Vắc xin Gam-Covid-Vac
Vắc xin này được biết đến phổ biến hơn với tên gọi SPUTNIK V do Viện Nghiên cứu ở Nga sản xuất, hiện nay cũng đã được cấp phép sử dụng trên hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ Y tế cũng đã phê duyệt và có hướng dẫn dùng SPUTNIK V vắc xin cho nhu cầu cấp bách để phòng, chống dịch nhanh chóng từ tháng 3 năm 2021.
Vắc xin SPUTNIK V sử dụng công nghệ tái tổ hợp mang gen mã hóa Protein S, có tác dụng tạo miễn dịch chống lại virus Covid-19 cùng các biến thể rất hiệu quả. Liều tiêm cơ bản gồm 2 mũi SPUTNIK V cách nhau 3 tuần.
1.3. Vắc xin Vero Cell
Vero Cell là vắc xin phòng Covid-19 được Công ty dược phẩm Sinopharm phát triển, được cấp phép dùng trên nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa vắc xin Vero Cell vào danh sách vắc xin sử dụng khẩn cấp, tại Việt Nam, người dân được tiêm bắt đầu từ 3/6/2021.
Vắc xin Vero Cell được sản xuất theo công nghệ bất hoạt virus, khả năng tạo miễn dịch cho cơ thể tốt, liều tiêm cơ bản gồm 2 mũi cách nhau từ 3 - 4 tuần.
Vắc xin Vero Cell được cấp phép dùng ở nước ta từ tháng 6/2021
1.4. Vắc xin Spokevax (Moderna)
Moderna cũng là một trong các loại vắc xin xuất hiện sớm nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam, được đưa vào danh sách các loại vắc xin dùng để phòng bệnh khẩn cấp do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Công nghệ sản xuất vắc xin Moderna là công nghệ mRNA, liều cơ bản đủ miễn dịch là 2 mũi tiêm cách nhau từ 3 - 4 tuần.
Tại Việt Nam, vắc xin Moderna bắt đầu được cấp phép sử dụng bắt đầu từ ngày 28/6/2021, đến nay rất nhiều người dân đã được tiêm phòng.
1.5. Vắc xin Pfizer
Đến nay, vắc xin Pfizer đã được cấp phép sử dụng rộng rãi trên hơn 111 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Với nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch, Bộ Y tế đã chấp nhận việc sử dụng vắc xin Pfizer cho người từ 16 tuổi trở lên.
Để đảm bảo miễn dịch, vắc xin Pfizer sản xuất theo công nghệ mRNA này yêu cầu người dân tiêm đủ 3 liều với khoảng cách 3 - 4 tuần.
1.6. Vắc xin Janssen
So với các loại vắc xin trên, vắc xin Janssen do Bỉ và Hà Lan sản xuất ít được biết đến hơn, hiện đang được cấp phép sử dụng tại hơn 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ Y tế Việt Nam chưa chấp nhận vắc xin này nhưng đã phê duyệt có đủ điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách bắt đầu từ tháng 7/2021.
Vắc xin Abdala được sản xuất tại Cuba
1.7. Vắc xin Abdala
Abdala là vắc xin phòng Covid-19 được sản xuất tại Công ty dược phẩm Cuba, với liều 0.5 ml tiêm bắp chứa vùng liên kết với thụ thể RGB của virus. Vắc xin này cũng đã qua quy trình kiểm duyệt, được cấp phép sử dụng cho nhu cầu cấp bách cần phòng, chống dịch từ tháng 7/2021.
1.8. Vắc xin Hayat
Vắc xin Hayat được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Sinh phẩm Bắc Kinh, Trung Quốc với liều tiêm 0.5 ml chứa kháng nguyên Sar-CoV-2 bất hoạt dạng hỗn dịch tiêm. Bộ Y tế cho phép sử dụng vắc xin này từ tháng 9/2021 song do nguồn cung cấp hạn chế nên không nhiều người biết tới vắc xin Hayat.
2. Có thể tiêm trộn vắc xin hay không?
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng, cần triển khai tiêm chủng rộng rãi đảm bảo mỗi người được tiêm từ 2- 3 mũi và nguồn cung vắc xin còn hạn chế, các nghiên cứu về tiêm trộn vắc xin đã được thực hiện.
Theo kết quả nghiên cứu, những tình nguyện viên đã được tiêm 1 liều vắc xin Pfizer, sau đó tiêm liều nhắc lại Moderna có phản ứng miễn dịch tốt hơn, thậm chí tốt hơn người tiêm 2 liều vắc xin cùng loại.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về sử dụng kết hợp trộn 2 liều vắc xin Astrazeneca và Pfizer hay Moderna đều cho kết quả miễn dịch tốt.
Có thể tiêm trộn các loại vắc xin vẫn đem lại khả năng miễn dịch tốt
Theo đó, tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc tiêm kết hợp các loại vắc xin phù hợp với bối cảnh, vẫn đảm bảo khả năng miễn dịch và an toàn đã được thực hiện. Tuy nhiên với các chủng virus mới không ngừng xuất hiện thì tính hiệu quả của việc trộn vắc xin cần được tiếp tục kiểm chứng.
Trên đây là thông tin về các loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép sử dụng tại nước ta, người dân có thể đăng ký tiêm tại các cơ sở tiêm chủng địa phương. Tùy vào nguồn cung vắc xin mà loại vắc xin được cung cấp tiêm chủng theo từng đợt có thể khác nhau. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!