Tin tức

Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ngày 20/12/2014
Bác sỹ Vũ Thị Thúy Chi, Khoa Xét nghiệm, BV ĐK MEDLATEC
1. Ung thư cổ tử cung là gì?

http://www.cuasotinhyeu.vn/sites/default/files/kien-thuc/2014/08/11/utctc.jpg


Ung thư cổ tử cung (CTC) là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới.

Ung thư CTC có thể dự phòng, phát hiện sớm, tuy nhiên, hiện vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp và gây tử vong cao thứ hai cho phụ nữ Việt Nam do phát hiện, chẩn đoán muộn.

2. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung - âm đạo có những phương pháp nào?

2.1.  Phương pháp cổ điển nhuộm Giemsa

- Là xét nghiệm các tế bào bong ra từ cổ tử cung nhằm phát hiện sớm các bất thường của CTC.

-  Hạn chế: nhân tế bào và các thành phần khác trên tiêu bản như hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn gây bệnh,… đều bắt màu giống nhau nên khó xác định tổn thương.

2.2. Xét nghiệm Pap smear

-  Là tiến bộ lớn cho xét nghiệm tế bào cổ tử cung - âm đạo.

-  Ưu điểm: nhân và bào tương bắt màu khác nhau nên dễ nhận biết tổn thương.

-  Hạn chế:

+ Do kỹ thuật phết lam kính có thể loại bỏ nhiều tế bào nên làm tăng tỉ lệ bỏ sót các tế bào bất thường.

+ Tế bào không được bảo tồn tốt và mẫu quan sát có nhiều chất nhầy.

2.3.  Xét nghiệm ThinPrep

- Đây là xét nghiệm hiện đại, có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp PAP truyền thống.

- Ưu điểm:

+Thay vì phết lên lam kính, kỹ thuật viên sẽ nhúng rửa dụng cụ lấy mẫu có chứa các tế bào vào lọ dung dịch cố định, nên tế bào sẽ được bảo tồn và phân tích tự động bằng hệ thống máy, sẽ tự loại bỏ chất nhầy, hồng cầu. Do vậy, hình ảnh tế bào khi soi trên kính hiển vi rõ ràng, sắc nét, giúp bác sỹ đọc dễ dàng nhận diện tế bào tổn thương, bất thường, mức độ và cho kết quả chính xác đến 80 - 90%.

+Làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến CTC, một loại ung thư CTC rất khó phát hiện và có tỷ lệ tử vong cao.

 

Hình ảnh so sánh ThinPrep (bên trái) và PAP truyền thống (bên phải)

 

 

3. Những ai nên làm xét nghiệm ThinPrep?

Theo các chuyên gia y tế, mọi phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều nên làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

4. Lấy mẫu xét nghiệm ThinPrep qua các quy trình nào?

 

4.1. Chuẩn bị dụng cụ

Bộ dụng cụ khám phụ khoa vô khuẩn.

Que lấy mẫu chuyên dụng của ThinPrep.

Lọ đựng dung dịch cố định (đã ghi rõ tên, tuổi và mã bệnh nhân).

 

4.2. Lấy bệnh phẩm

Dùng que lấy mẫu chuyên dụng cho ThinPrep. Đưa đầu có chổi của que vào ống cổ tử cung.

Lấy mẫu bằng cách quay từ từ chổi lấy mẫu theo chiều kim đồng hồ từ 3-5 vòng và trong khi quay từ từ luôn giữ áp lực cạo, gại vừa phải, hằng định và sao cho hai bên của chổi ngoàm liên tục tiếp xúc với niêm mạc cổ ngoài và cổ trong để đảm bảo lấy được bệnh phẩm ở cổ ngoài, cổ trong và vùng chuyển tiếp.


Sau khi lấy mẫu thì bẻ lấy phần đầu chổi của que lấy mẫu cho vào lọ đựng dung dịch cố định của ThinPrep (đã ghi tên và dán mã bệnh nhân đầy đủ).

5. Quy trình vận chuyển và bảo quản mẫu

- Sau khi được cố định nên vận chuyển đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ lúc lấy mẫu.

- Mẫu xét nghiệm được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ