Tin tức

Các triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh cúm

Ngày 20/09/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Một số căn bệnh lành tính có khả năng tự khỏi mà không cần phải điều trị, điển hình như bệnh cúm. Tuy nhiên, khi mắc bệnh mọi người không nên chủ quan mà cần phải theo dõi tình trạng của người bệnh để can thiệp và điều trị kịp thời. Bởi lẽ, những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng không đủ mạnh để đánh bại virus gây bệnh và dễ dàng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

1. Bệnh cúm là gì? Loại virus gây bệnh?

Bệnh cúm xuất hiện do một loại virus tấn công vào cơ thể con người, tác động mạnh mẽ vào hệ hô hấp (gồm mũi, phổi và cổ họng). Theo các bác sĩ, loại virus này thuộc nhóm lành tính nên bệnh có thể tự khỏi mà không phải can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể lực kém, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về sau. 

1.1. Đối tượng dễ mắc bệnh

Do sức khỏe yếu nên một số đối tượng sau đây cần được theo dõi và điều trị tích cực khi mắc phải bệnh cúm. Cụ thể gồm:

  • Người già, đặc biệt là những người cao tuổi có bệnh nền sẵn (tức cơ thể đã có bệnh sẵn).

Người già và trẻ rất dễ mắc bệnh cảm cúm

Người già và trẻ rất dễ mắc bệnh cảm cúm

  • Trẻ em dưới 5 tuổi vốn có sức khỏe chưa ổn định, dễ bị virus tấn công nên cần phải quan tâm khi trẻ mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và trở nặng do sức đề kháng còn yếu.

  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc vừa mới sinh con được 2 tuần. 

  • Những người có thể lực, sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu.

  • Những người đã có bệnh sẵn, liên quan đến các căn bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh về thận và gan.

  • Những người có trọng lượng cơ thể quá cao, chỉ số khối cơ thể (viết tắt là BMI) đạt được từ 40 trở lên, điển hình như những người béo phì.

Nhiều năm gần đây, bệnh cúm đã có vacxin phòng ngừa, tuy nhiên hiệu quả đạt được không chắc chắn là 100%. Do đó, mọi người vẫn nên tự ý thức việc bảo vệ cơ thể của mình và phòng chống bệnh. Theo các bác sĩ, đến thời điểm hiện tại, vacxin phòng ngừa bệnh cúm vẫn là giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất.

1.2. Virus gây bệnh

Loại virus gây bệnh có tên là Influenza, có khả năng biến thể các chủng mới liên tục. Phân tích của các nhà nghiên cứu sinh học cho thấy, trên vỏ virus này có chứa hai loại kháng nguyên chính. Cụ thể, với virus cúm A bao gồm kháng nguyên trung hòa Neuraminidase (viết tắt là N) và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Hemagglutinin (viết tắt là H). Mỗi chủng mới của bệnh cúm xuất hiện là do sự thay đổi liên tục của H và N trong quá trình lưu hành, trong đó kháng nguyên H luôn luôn có sự biến đổi. Ngoài ra còn có virus cúm B, C. 

Virus Influenza là nguyên nhân gây bệnh

Virus Influenza là nguyên nhân gây bệnh

2. Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh

Có rất nhiều người nhầm lẫn trong bệnh cúm và bệnh cảm lạnh do những triệu chứng của hai bệnh này có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh cảm cúm lại cao hơn và sự chuyển biến của bệnh hoàn toàn khác so với bệnh cảm lạnh. Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có những triệu chứng sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, những cơn sốt kéo dài trên 38 độ C.

  • Cảm giác ớn lạnh.

  • Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi trong người

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi trong người

  • Ho khan, viêm họng.

  • Nghẹt mũi.

Ngoài ra, người bệnh thường biếng ăn, cảm giác ăn không ngon, dễ buồn nôn. Cơ thể yếu ớt, gần như không còn sức lực. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 2 ngày, sau 5 ngày một vài triệu chứng dần biến mất, bệnh nhân chủ yếu cảm thấy cơ thể vẫn còn mệt mỏi và ho ít hơn. 

3. Các biện pháp điều trị bệnh cúm

Khi mắc bệnh cúm, người bệnh cần được quan tâm và theo dõi liên tục, nhất là thời gian 2 ngày đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm thì nên đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại các phòng khám, bệnh viện uy tín. Theo các bác sĩ, căn bệnh này chủ yếu điều trị bằng thuốc kết hợp với thực đơn dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng để đánh bại virus bên trong cơ thể. 

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân là Tamiflu, Rezella,... Đây là những loại thuốc chống virus, nhằm giảm bớt các triệu chứng xuất hiện ở người bệnh, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh sử dụng thuốc thì việc nghỉ ngơi là rất cần thiết vì khi mắc bệnh, thể lực bệnh nhân dường như rất yếu. 

Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bổ sung thêm vitamin 

Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và bổ sung thêm vitamin 

Người mắc bệnh cảm cúm thường được khuyên uống nhiều chất lỏng do những cơn sốt dễ khiến cơ thể bị mất nước. Bệnh nhân có thể ăn súp, cháo hoặc những loại trái cây bọng nước như cam, nho,... Đối với trẻ nhỏ, cần dỗ dành và chăm sóc kĩ lưỡng vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, đòi hỏi cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thông qua thức ăn.

4. Các phương pháp phòng ngừa bệnh cúm

Để phòng ngừa bệnh cúm, mọi người nên chủ động bảo vệ cơ thể, tránh tạo cơ hội cho virus tấn công và gây bệnh. Vậy nên ngăn ngừa bệnh như thế nào? Để giúp các bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân của mình, sau đây là những phương pháp gợi ý giúp bạn phòng ngừa bệnh:

4.1. Hạn chế bị lây nhiễm

Virus cúm có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc tự giác phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Khi đi ra ngoài, tiếp xúc đông người, mọi người nên có ý thức bảo vệ cơ thể mình khỏi những mầm mống gây bệnh. Cụ thể như:

  • Vệ sinh tay sau khi chạm vào những đồ vật nơi công cộng hoặc vật dụng nghi ngờ chứa mầm bệnh. Bên cạnh đó, việc vệ sinh tay mỗi lần trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là một thói quen tốt, nên duy trì để bảo vệ bản thân. Vì tay thường được sử dụng trong cầm, nắm và ăn uống.

Nên sử dụng giấy che miệng khi ho hoặc hắt xì

Nên sử dụng giấy che miệng khi ho hoặc hắt xì

  • Khi hắt xì, ho, sổ mũi nên dùng tay hoặc khăn giấy che miệng, mũi, tránh để nước bọt bắn ra ngoài hoặc bám lên người khác. Tuy nhiên, không khuyến khích mọi người sử dụng tay che miệng vì tay thường chứa vi khuẩn.

  • Hạn chế tập trung nơi đông người vì bệnh cúm có khả năng lây truyền rất cao. Những nơi công cộng hoặc trường học, xí nghiệp là môi trường tạo cơ hội cho virus lây nhiễm và tấn công nhiều người. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc với mọi người khi có mầm mống gây bệnh trong tập thể. Hoặc khi đến những nơi công cộng cần hạn chế tiếp xúc tay và đeo khẩu trang để phòng tránh bị lây bệnh.

4.2. Tiêm vacxin cúm

Bộ y tế khuyến khích mọi người nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh cúm hằng năm để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, loại vacxin này chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể không bị tác động bởi một vài loại cúm phổ biến nhất. Để đảm bảo, mọi người nên đến những trung tâm y tế uy tín, chất lượng để được tư vấn kỹ lưỡng.

Tiêm vacxin cúm hằng năm để phòng ngừa bệnh

Tiêm vacxin cúm hằng năm để phòng ngừa bệnh

Với những chia sẻ chi tiết trên đây, hy vọng mọi người sẽ tự ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh bị nhiễm bệnh cúm. Đồng thời, khi mắc bệnh, mọi người nên chủ động hạn chế tiếp xúc với người khác để hạn chế lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.