Tin tức
Cảm cúm khi nào cần đi khám để tránh kéo dài tình trạng?
- 03/04/2021 | Bệnh cảm cúm lây qua những đường nào? Phòng ngừa ra sao?
- 14/11/2020 | Làm thế nào để phân biệt cảm cúm với cảm lạnh?
- 24/08/2020 | Một số phương pháp chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả
1. Cảm cúm là gì, vì sao bị cảm cúm?
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Nếu nhẹ, bệnh sẽ gây ra những bất thường cho hệ hô hấp và có thể tự hết. Nhưng nặng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Virus cúm có nhiều chủng, và ngày càng xuất hiện nhiều chủng mới. Nếu cơ thể bạn không thể kháng lại các chủng virus này thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh. Những người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị cảm cúm. Và khi mắc bệnh, nên biết cảm cúm khi nào cần đi khám, khi nào có thể tự điều trị tại nhà để phòng tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Cảm cúm do các chủng virus cúm gây ra
Bên cạnh đó, cảm cúm là bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người bệnh sang người khỏe. Cụ thể, khi người bệnh hắt hơi, ho hay đơn giản là nói chuyện thì virus cúm sẽ theo dịch tiết của người bệnh bay ra ngoài không khí. Nếu bạn hít phải thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Ngoài ra, nếu vô tình tiếp xúc hay chạm vào những món đồ, vật dụng mà người bệnh đã sử dụng trước đó như ly cốc, chén dĩa, điện thoại, remote,… thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Đó là lý do sau khi tiếp xúc với người bị cảm cúm, bạn cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng, nước diệt khuẩn.
2. Cảm cúm khi nào cần đi khám - Nhận biết rõ các triệu chứng sau
Để biết cảm cúm khi nào cần đi khám, bạn cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của bệnh. Nhiều người thường nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh do biểu hiện bệnh giống nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điểm khác giữa hai bệnh này. Và khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng dưới đây, cần lập tức đi viện càng sớm càng tốt.
Triệu chứng cảm cúm nặng ở trẻ em
-
Thở nhanh, thở gắng sức, khó thở.
-
Đau tức vùng ngực.
-
Mặt và môi xanh xao, tái nhợt.
-
Đau mỏi cơ, trẻ không chịu hoặc không thể đi lại.
-
Khô miệng, không đi tiểu trong 8 giờ, khóc không chảy nước mắt.
-
Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
-
Sốt trên 40 độ C.
-
Co giật.
-
Sốt hoặc ho tái phát hoặc diễn biến xấu đi.
-
Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
Trẻ em là đối tượng dễ bị cảm cúm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu
Triệu chứng cảm cúm nặng ở người lớn
-
Khó thở hoặc thở nông.
-
Đau tức vùng ngực và vùng bụng.
-
Nhức đầu, chóng mặt kéo dài, không còn khả năng tỉnh táo.
-
Không đi tiểu trong nhiều giờ đồng hồ.
-
Sốt và co giật.
-
Đau cơ nghiêm trọng.
-
Suy nhược, yếu ớt, mất dần ý thức.
-
Sốt hoặc ho tái phát hoặc diễn biến xấu đi.
-
Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
3. Những biến chứng nguy hiểm của cảm cúm
Với những người lớn hay người có hệ miễn dịch tốt thì cảm cúm có thể tự hết sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, với người già, trẻ em hay người có sức đề kháng yếu thì cảm cúm không những không tự hết mà thậm chí còn nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
-
Viêm phổi.
-
Viêm phế quản.
-
Hen suyễn bùng phát.
-
Vấn đề tim mạch.
-
Nhiễm trùng tai.
Trong đó, viêm phổi là nghiêm trọng nhất, tuyệt đối không được chủ quan bởi bệnh có thể gây tử vong ở người già và những người mắc bệnh mãn tính. Vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nặng như đã nói ở trên, người bệnh cần được thăm khám và điều trị tích để phòng tránh biến chứng.
Cảm cúm nếu không được điều trị tích cực có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
4. Những cách phòng ngừa cảm cúm
Để phòng tránh bệnh cảm cúm và loại bỏ mối quan tâm cảm cúm khi nào cần đi khám, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây.
Tiêm phòng
Hãy chủ động tiêm phòng vắc xin cúm cho bản thân và gia đình để phòng tránh nguy cơ mắc cúm, nhất là vào thời điểm giao mùa.
Nhỏ nước mũi sinh lý hàng ngày
Khi thời tiết giao mùa và trở lạnh, bạn cần giữ ấm cơ thể. Song song đó, để phòng tránh tình trạng mũi bị khô, tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập, bạn nên nhỏ nước mũi sinh lý hàng ngày (khoảng 2 - 3 tiếng nhỏ một lần). Việc này sẽ giúp dưỡng ẩm và làm sạch mũi. Trường hợp mũi bị nghẹt thì có thể làm thông thoáng đường mũi, giúp bạn dễ thở và thoải mái hơn.
Rửa tay thường xuyên
Đây không chỉ là thói quen tốt mà còn là việc nên làm để phòng tránh bệnh tật. Vì như đã nói, cúm có thể lây truyền từ người bệnh qua người khỏe nếu chẳng may cùng chạm vào một món đồ nào đó. Hãy thường xuyên rửa tay với nước sạch, xà phòng và nước diệt khuẩn để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn.
Song song với rửa tay, nên hạn chế việc bắt tay với người khác hoặc dùng tay để bốc thức ăn. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng tay để chùi miệng, dụi mắt, gãi mũi,… vì đây là những bộ phận nhạy cảm và virus cúm dễ dàng xâm nhập vào để gây bệnh.
Rửa tay thường xuyên để phòng tránh nhiễm bệnh cúm
Dọn dẹp nhà cửa, văn phòng
Dù là nơi làm việc hay nơi nghỉ ngơi thì cũng cần được dọn dẹp thường xuyên. Đặc biệt, môi trường làm việc có nhiều người và nhiều đồ dùng, thiết bị, máy móc (bàn ghế, máy tính,…) nên việc lau chùi bằng chất sát khuẩn là tối quan trọng để phòng ngừa bệnh cúm lây lan rộng.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Một trong những cách để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn là xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực. Theo đó, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, đặc biệt là tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,… sẽ giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh được bệnh cúm nói riêng và bệnh tật nói chung.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cúm cũng như tìm được câu trả lời cảm cúm khi nào cần đi khám để có thể chủ động phòng tránh tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!