Tin tức

Bệnh cảm cúm lây qua những đường nào? Phòng ngừa ra sao?

Ngày 03/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cảm cúm là một trong những bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Do đó, bất kì ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này với mọi thời điểm trong năm. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm virus bệnh cúm từ người này sang người khác cũng khá cao. Vậy cảm cúm lây qua những đường nào? Biến chứng của bệnh ra sao? 

1. Sơ lược về bệnh cảm cúm

Cảm cúm thường được biết đến là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm virus thông qua đường hô hấp rất cao. Phần lớn, những bệnh nhân bị cảm cúm thường tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên với những trường hợp nặng thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, nguy cơ gây tử vong sẽ cao hơn đối với những trường hợp sau đây:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi và nhất là trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên chống chọi với virus thường khó khăn hơn.

cảm cúm lây qua những đường nào

Trẻ em và người già thường dễ mắc bệnh cúm

  • Người cao tuổi, người từ 60 tuổi trở lên.

  • Phụ nữ vừa mới sinh con dưới 2 tuần hoặc mẹ bầu đang mang thai.

  • Bệnh nhân sống ở viện dưỡng lão.

  • Những người có sức đề kháng cơ thể yếu.

  • Những đối tượng thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể vượt quá mức cho phép, tức BMI lớn hơn 40.

  • Các đối tượng mắc bệnh mãn tính, điển hình như bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh hen suyễn, bệnh gan, bệnh tim,...

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm sẽ xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sổ mũi, đau đầu, đau họng, hắt xì, sốt cao và ho. Các biểu hiện này thường kéo dài khoảng 1 - 2 tuần và tự hết. Phần lớn, các bệnh nhân thường chủ quan khi mắc bệnh khiến cho khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác tăng cao và ẩn chứa nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Vậy cảm cúm lây qua những đường nào? Theo bác sĩ, con đường lây bệnh chủ yếu là dịch tiết của đường hô hấp.

2. Cảm cúm lây qua những đường nào?

Virus gây bệnh cảm cúm có khả năng tồn tại trong không khí và lây nhiễm bệnh rất cao. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh và ngăn chặn nguồn lây nhiễm cho người khác. Vậy bệnh cảm cúm lây qua những con đường nào là chủ yếu? Thông thường, virus cảm cúm chỉ lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng qua hai con đường sau đây:

Cảm cúm lây qua những đường nào chủ yếu

Cảm cúm lây qua những đường nào chủ yếu?

2.1. Lây nhiễm gián tiếp qua đồ vật

Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, ly uống nước, bàn chải đánh răng,... cũng có thể ẩn chứa nguồn lây nhiễm virus bệnh cúm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt xì sẽ khiến cho nước bọt bắn ra ngoài và bám lên các đồ vật lân cận. Nếu bạn chạm phải đồ vật đó và vô tình để tay lên mũi, miệng thì nguy cơ cao virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể. Theo bác sĩ, virus gây bệnh cúm có thể tồn tại trong không khí tận 48 giờ, do đó mọi người nên chủ động ngăn chặn nguồn lây nhiễm cho người khác.

2.2. Lây nhiễm qua đường hô hấp

Triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cảm cúm là ho và hắt xì. Tuy nhiên, khi hắt xì và ho sẽ tạo điều kiện cho virus trong cơ thể ra bắn ra ngoài theo tuyến nước bọt. Với sức sống mãnh liệt, virus gây bệnh cúm có thể phát tán rộng trong không khí với phạm vi bán kính 2m. Do đó, khi tiếp xúc gần gũi, trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh cảm cúm lây truyền qua đường hô hấp

Bệnh cảm cúm lây truyền qua đường hô hấp

Bệnh cảm cúm có thể khởi phát bất kỳ mùa nào trong năm, tuy nhiên với thời tiết ẩm ướt và mùa đông lạnh sẽ tạo điều kiện cho virus tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, các triệu chứng như sổ mũi, đau nhức cũng sẽ nặng nề hơn vào mùa lạnh do không khí ẩm thường chứa nhiều nguồn vi khuẩn trong không khí. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, các bạn nên giữ ấm cơ thể và ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm để hạn chế khả năng bị bệnh.

3. Các biến chứng do bệnh cảm cúm gây ra

Ngoài thắc mắc cảm cúm lây qua những đường nào bạn đọc còn mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn về các biến chứng của bệnh lý này. Thực tế, phần lớn những bệnh nhân bị cảm cúm đều ở thể nhẹ và có thể hồi phục bằng cách sử dụng thuốc đề kháng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh tình không hồi phục sau 2 tuần thì các bạn nên chủ động ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Theo bác sĩ, các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm là tình trạng viêm phế quản, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang và viêm phổi. Tuy nhiên, viêm phổi lại là biến chứng có ẩn chứa nhiều nguy hiểm nhất do sự chuyển biến của bệnh khá nhanh. Ngoài ra, những bệnh nhân lớn tuổi hoặc người đã có tiền sử mắc bệnh mãn tính thì biến chứng viêm phổi do bệnh cảm cúm gây ra rất dễ dẫn đến tử vong.

Người bị bệnh cảm cúm có thể dẫn đến tử vong nếu có tiền sử bệnh nặng

Người bị bệnh cảm cúm có thể dẫn đến tử vong nếu có tiền sử bệnh nặng

Đối với những trường hợp nhẹ hơn, bệnh cảm cúm cũng là yếu tố khiến cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Điển hình như tình trạng suy tim sung huyết mạn tính chuyển biến nặng nề, gia tăng tần suất cơn hen suyễn,... Nhìn chung, những đối tượng đã có bệnh nền sẵn thường chuyển biến nghiêm trọng hơn khi bị lây nhiễm virus cảm cúm.

4. Phòng ngừa bệnh cảm cúm

Ngoài việc tìm hiểu bệnh cảm cúm lây qua những đường nào thì mọi người nên chủ động tìm kiếm những giải pháp phòng ngừa bệnh để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm. Mặc dù, bệnh lý này hoàn toàn không gây nguy hại đến tính mạng ngay thời điểm khởi phát nhưng các bạn vẫn không nên ỷ lại. Đặc biệt, với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ em và người già thì việc chú trọng đến sức khỏe là rất cần thiết.

Để giúp mọi người dễ dàng phòng ngừa bệnh, dưới đây là một số giải pháp hữu ích nhất:

4.1. Hạn chế sự lây nhiễm

Mặc dù việc chủ động ngăn chặn nguồn lây nhiễm của virus cúm không thể loại bỏ nguy cơ lây bệnh hoàn toàn nhưng lại một giải pháp dễ dàng thực hiện và an toàn. Cụ thể những biện pháp hạn chế lây nhiễm virus gồm có:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch: khi rửa tay bằng nước thường hoàn toàn không thể tiêu diệt và loại bỏ tất cả vi khuẩn tồn tại trên tay của bạn. Do đó, việc rửa tay đúng cách cùng với xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay) là rất cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay dạng gel để vệ sinh tay nhanh chóng ở những nơi công cộng.

Rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn

Rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn

  • Khi ho, hắt xì cần phải che mũi và miệng: để giảm sự lây nhiễm vi khuẩn khi tuyến nước bọt bắn ra ngoài. Để giữ gìn vệ sinh cá nhân và sức khỏe của mọi người, bạn nên sử dụng khăn giấy để che khu vực mũi và miệng. Trong những trường hợp không có khăn giấy, bạn nên hắt hơi hoặc ho vào vùng bên trong khuỷu tay.

  • Hạn chế tụ tập những nơi đông người.

4.2. Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm

Mặc dù, vắc xin cúm không đảm bảo phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng việc tiêm ngừa vẫn rất cần thiết. Bên cạnh đó, loại vắc xin này còn được chế xuất thành hai dạng là tiêm và xịt. Tuy nhiên theo bác sĩ, những đối tượng mắc bệnh hen suyễn, mắc bệnh hô hấp như hen suyễn thì nên ưu tiên dạng tiêm hơn. Do đó, để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng chống bệnh, các bạn nên thông báo với bác sĩ những vấn đề sức khỏe của bản thân.

Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây, các bạn đã được lý giải câu hỏi cảm cúm lây qua những đường nào. Bên cạnh đó, bạn đọc còn được gợi ý một số giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ