Tin tức
Cẩm nang y khoa về Progesterone và những kiến thức cần ghi nhớ
- 04/05/2020 | Kết quả xét nghiệm Progesterone phản ánh gì về sức khỏe sinh sản?
- 02/04/2020 | Xét nghiệm 17-OH-Progesterone và bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
- 09/08/2019 | Xét nghiệm Progesterone là gì và được chỉ định khi nào?
1. Khái niệm Progesterone
Progesterone giữ chức năng điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và cơ thể phụ nữ, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Hormone sinh dục nữ này sẽ được tiết ra ở buồng trứng, sau chu kỳ kinh nguyệt.
Progesterone có nhiệm vụ “dọn ổ” cho cổ tử cung để sẵn sàng cho việc mang thai của người mẹ. Bởi vì sau kỳ rụng trứng, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để trứng được thụ tinh thông qua tác động của hormone này. Trong trường hợp không xảy ra quá trình thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị rời ra do nồng độ Progesterone giảm xuống, gây nên hiện tượng xuất hiện kinh nguyệt. Còn nếu thụ tinh thành công, lớp niêm mạc này sẽ được Progesterone duy trì nhằm nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.
Progesterone có vai trò quan trọng đối với việc nuôi dưỡng thai nhi
Ngoài ra, Progesterone còn là thành viên trong đội ngũ nhà sản xuất sữa, phát triển vú và gia tăng hormone sinh dục nữ Estrogen cho cơ thể mẹ bầu.
Tương tự, nam giới cũng có một lượng Progesterone nhưng nhỏ hơn so với phụ nữ. Nhưng thay vì hormone estrogen thì nó giúp hình thành Testosterone - hormone sinh dục nam được bài tiết từ tuyến thượng thận.
2. Mục đích làm xét nghiệm Progesterone
Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm định lượng của Progesterone tồn tại trong huyết thanh. Do cần phải áp dụng công nghệ hệ thống máy hiện đại để thực hiện nên không phải cơ sở khám bệnh nào cũng có thể làm được.
Xét nghiệm Progesterone nhằm mục đích đánh giá chất lượng của giai đoạn hoàng thể ở phụ nữ, chức năng của nhau thai trong các trường hợp như sau:
-
Đánh giá được chức năng hoàng thể để phát hiện thời gian rụng trứng;
-
Theo dõi các bệnh nhân có tình trạng rụng trứng;
-
Đánh giá nguy cơ về việc sảy thai sớm ở sản phụ.
Việc xét nghiệm Progesterone có thể giúp bác sĩ chẩn đoán, kiểm soát những vấn đề về thai kỳ, sinh nở của phụ nữ, kiểm tra xem phụ nữ có khả năng rụng trứng hay không đồng thời góp phần lý giải nguyên nhân tại sao họ lại khó khăn trong vấn đề mang thai. Do vậy xét nghiệm này thường được chỉ định nhiều cho đối tượng các mẹ bầu, nhằm kiểm tra sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Phụ nữ có thai là đối tượng được khuyến cáo nên kiểm tra nồng độ Progesterone
Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và thời gian mang bầu, nồng độ Progesterone sẽ thay đổi liên tục. Đối với những người mà nồng độ Progesterone quá thấp, nguyên nhân có thể là do mãn kinh, sau mãn kinh hoặc chức năng buồng trứng kém. Đồng thời điều này cũng cảnh báo nguy cơ sảy thai ở giai đoạn những tháng đầu của thai kỳ.
3. Sẵn sàng cho việc xét nghiệm Progesterone
Trước khi thực hiện xét nghiệm, nếu bạn đã và đang dùng một số loại thuốc như các thuốc có tác dụng làm loãng máu, thuốc tránh thai, thuốc bổ sung hàm lượng Progesterone có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ Progesterone trong máu. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng sử dụng thuốc trong một thời gian trước khi tiến hành lấy máu để làm xét nghiệm, tránh tình trạng các thuốc này làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Bạn sẽ được lấy máu và chuyên viên sẽ đưa mẫu máu của bạn đi làm xét nghiệm. Thông thường các xét nghiệm máu như vậy sẽ không đáng lo vì rất hiếm khi gặp các biến chứng do lấy máu để xét nghiệm.
4. Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ Progesterone
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa trên những số liệu thu thập được để chẩn đoán, dựa trên độ tuổi, giới tính, chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng thai sản, có đang mang thai hay không.
Nồng độ Progesterone sẽ ở mức thấp nếu phụ nữ đang trải qua những ngày “đèn đỏ” và nồng độ tăng cao sau khi trứng rụng, sau đó lại về mức thấp, trừ khi người phụ nữ đã mang thai.
Chỉ số Progesterone sẽ đạt ở mức bình thường nếu nằm trong phạm vi như sau:
-
Phụ nữ trước tuổi dậy thì: 0.1 - 0.4 ng/mL;
-
Phụ nữ thời kỳ tạo nang: 0.1 - 1.5 ng/mL;
-
Phụ nữ giai đoạn đỉnh rụng trứng: 0.5 - 3ng/mL;
-
Phụ nữ giai đoạn tạo hoàng thể: 2.5 - 30ng/ mL;
-
Phụ nữ khi mang thai: đỉnh xảy ra vào 3 tháng cuối và có thể đạt 200 ng/mL
-
Phụ nữ mãn kinh, đàn ông: 0.1 - 0.4 ng/mL.
Nồng độ Progesterone không phải hoàn toàn là cố định mà dao động tuỳ thuộc vào điều kiện sức khỏe, thậm chí còn thay đổi trong ngày. Cho nên tùy thuộc vào từng trường hợp bác sĩ sẽ đánh giá người bệnh có vấn đề tiềm tàng về sức khỏe sinh sản hay không.
Ngoài mang thai, nồng độ Progesterone ở mức cao có thể là vì các vấn đề như:
-
Rối loạn tăng sản thượng thận bẩm sinh;
-
Ung thư buồng trứng;
-
Ung thư tuyến thượng thận.
Còn khi nồng độ Progesterone ở mức thấp, có thể là do:
-
Doạ sảy thai;
-
Thai lưu;
-
Rối loạn kinh nguyệt;
-
Một chu kỳ kinh không có rụng trứng.
Nồng độ Progesterone giúp tiết lộ nhiều điều về sức khỏe sinh sản của phụ nữ
Như vậy, để có được kết quả chuẩn xác và đánh giá đúng về định lượng Progesterone và tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh uy tín, có cơ sở vật chất và máy móc thiết bị hiện đại có thể làm xét nghiệm này.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm công nghệ cao là một điểm đến bạn có thể tin tưởng. Bên cạnh xét nghiệm Progesterone, MEDLATEC còn thực hiện được hơn 500 loại xét nghiệm khác với độ chính xác cao, bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ y tế chuyên nghiệp.
Tại MEDLATEC, quy trình thăm khám, chữa bệnh và xét nghiệm đều rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian của khách hàng. Nếu bạn quá bận rộn để có thể tới khám trực tiếp ngay hôm nay, bạn có thể đặt lịch để chuyên viên y tế của MEDLATEC tới lấy máu tận nhà và thông báo, gửi kết quả trong thời gian sớm nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tổ tư vấn đặt lịch thăm khám cho bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!