Tin tức
Cần đề phòng dịch thủy đậu dịp Tết
(VnMedia) - Những ngày giáp Tết và sau Tết thường là thời gian xuất hiện của bệnh thủy đậu. Do điều kiện thời tiết giao mùa lúc này rất thuận lợi cho dịch thủy đậu phát triển nên người dân cần chủ động đề phòng dịch.
Trong 3 tuần qua, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiếp nhận 500 ca mắc bệnh thuỷ đậu đến khám, trong đó chủ yếu là trẻ từ 2 - 7 tuổi, cá biệt có trường hợp bệnh nhi mới 6 tháng tuổi.  
Bệnh thuỷ đậu, người dân quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam), do virut Varicella zoster gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là từ 2 đến 7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu trong khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2 đến 3 ngày sau đậu mọc. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2 đến 3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu khác nhau. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.  
Bác sĩ Nguyễn Thành - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da Liễu Trung ương cho biết: Theo quan niệm dân gian, khi mắc bệnh thuỷ đậu thường bắt người bệnh phải kiêng nước, kiêng gió, không được tắm? Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm vì khi thuỷ đậu phát ra thì sức đề kháng của cơ thể giảm và dễ lây nhiễm. Do đó việc không tắm giặt, giữ vệ sinh không tốt  là hoàn toàn phản khoa học bởi vì nếu chúng ta làm như thế sẽ làm bệnh thuỷ đậu nhiễm trùng và làm cho nặng thêm, gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân và những biến chứng rất nặng cho bệnh nhân như nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng sâu, dẫn đến nhiễm trùng máu.
Bệnh nhân cần vệ sinh da sạch sẽ, tốt nhất là nên tắm nước lá chè tươi, không nên gãi hay tự làm vỡ các mụn nước. Các nốt mụn phải bôi dung dịch màu sát khuẩn, mỡ kháng sinh... Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng bôi Xanh metylen trên các mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ bằng dung dịch sát khuẩn, hồ Tetracyclin. Bên cạnh đó, cho người bệnh uống thuốc kháng sinh histamin tổng hợp như vitamin C, sirô phenergan 3% 10 mi-li-lít (ml) chia làm 2 lần, ngày và tối. Dùng thêm Vitamin B1, các thuốc an thần siro bromur canxi. Vệ sinh da sạch sẽ chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và các loại quả như cam, chanh, xoài...
Bệnh thuỷ đậu, người dân quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam), do virut Varicella zoster gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là từ 2 đến 7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu trong khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa... Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2 đến 3 ngày sau đậu mọc. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2 đến 3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu khác nhau. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.  
Bác sĩ Nguyễn Thành - Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da Liễu Trung ương cho biết: Theo quan niệm dân gian, khi mắc bệnh thuỷ đậu thường bắt người bệnh phải kiêng nước, kiêng gió, không được tắm? Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm vì khi thuỷ đậu phát ra thì sức đề kháng của cơ thể giảm và dễ lây nhiễm. Do đó việc không tắm giặt, giữ vệ sinh không tốt  là hoàn toàn phản khoa học bởi vì nếu chúng ta làm như thế sẽ làm bệnh thuỷ đậu nhiễm trùng và làm cho nặng thêm, gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân và những biến chứng rất nặng cho bệnh nhân như nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng sâu, dẫn đến nhiễm trùng máu.
Bệnh nhân cần vệ sinh da sạch sẽ, tốt nhất là nên tắm nước lá chè tươi, không nên gãi hay tự làm vỡ các mụn nước. Các nốt mụn phải bôi dung dịch màu sát khuẩn, mỡ kháng sinh... Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng bôi Xanh metylen trên các mụn nước chưa vỡ hay đã vỡ bằng dung dịch sát khuẩn, hồ Tetracyclin. Bên cạnh đó, cho người bệnh uống thuốc kháng sinh histamin tổng hợp như vitamin C, sirô phenergan 3% 10 mi-li-lít (ml) chia làm 2 lần, ngày và tối. Dùng thêm Vitamin B1, các thuốc an thần siro bromur canxi. Vệ sinh da sạch sẽ chống bội nhiễm và nâng cao thể trạng cho trẻ bằng ăn nhiều sữa, nhiều chất đạm và các loại quả như cam, chanh, xoài...
Thuỳ Minh
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!