Tin tức
Cảnh giác với những dấu hiệu viêm lợi để nhận biết bệnh sớm
- 17/09/2020 | Cần lưu ý những gì trước và sau khi nhổ răng khôn?
- 07/09/2020 | Cao răng có hại như thế nào và các biện pháp phòng tránh
- 01/10/2020 | Triệu chứng viêm lợi và cách phòng bệnh hiệu quả
1. Bạn đã biết bệnh viêm lợi là gì
Cơ quan răng được chia làm 2 phần đó là răng và tổ chức quanh răng. Trong đó, phần tổ chức quanh răng bao gồm có lợi và niêm mạc ôm quanh răng. Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, giữ cho chân răng chắc chắn. Lợi khỏe mạnh thường săn chắc, có màu hồng nhạt và không bị sưng, không bị chảy máu và không gây mùi cho cơ thể.
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của viêm lợi
Những mảng bám tích tụ trong răng lâu ngày sẽ bị cứng lại và hình thành cao răng. Khi đó, biện pháp chải răng thông thường sẽ không thể làm sạch cao răng mà cần phải nhờ đến những thiết bị y khoa chuyên dụng. Tình trạng viêm lợi là khi những khuẩn bệnh, cao răng tồn tại bên trong miệng quá lâu. Các mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra càng lớn và tình trạng viêm lợi càng nặng hơn.
Rất nhiều người chủ quan với bệnh viêm lợi và cho rằng bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, viêm lợi sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy, chảy máu và nặng hơn sẽ dẫn tới rụng răng.
Viêm lợi lâu ngày khiến chân răng có nhiều lỗ hổng, lỏng lẻo, gây mất thẩm mỹ
Đối tượng dễ bị viêm lợi nhất chính là trẻ em, lý do là vì khi bố mẹ quên nhắc nhở, bé cũng không chủ động vệ sinh răng miệng thường xuyên, bên cạnh đó là thói quen cắn móng tay, hoặc bé nhai phải thức ăn quá cứng, hay do bé đang trong quá trình mọc răng.
2. Các dấu hiệu viêm lợi
Những dấu hiệu của bệnh viêm lợi không khó để nhận biết, chỉ cần bạn quan tâm hơn đến sức khỏe răng miệng và kịp thời khám và điều trị bệnh sẽ không đáng ngại.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ thấy lợi sưng tấy và màu đỏ, khi va chạm vào sẽ rất đau. Nó có thể khiến cho bạn cảm thấy khá khó khăn khi ăn uống, đôi khi là hiện tượng đau buốt vô cùng khó chịu.
Ở giai đoạn sau, còn gọi là giai đoạn viêm cận răng, lợi sẽ có hiện tượng sưng đỏ rõ, có thể phì đại, rất hay chảy máu bất thường, đau nhức. Tình trạng này phổ biến khi đánh răng hay xỉa răng bằng những vật cứng nhọn. Bệnh nhân thấy chân răng có hiện tượng dễ chảy máu tự nhiên.
Càng để lâu thì mức độ viêm càng nghiêm trọng. Dấu hiệu đáng lo ngại là khi lợi tụt xuống làm chân răng lộ ra, gây mất thẩm mỹ. Nhưng đáng lo ngại hơn là khi những lỗ hổng ngày càng to và chân răng ngày càng lộ rõ, xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng đến mức răng không còn chỗ bám nữa. Tình trạng tụt lợi khiến chân tổ chức răng lỏng lẻo. Cuối cùng, trường hợp xấu nhất là gây rụng răng.
Hơi thở có mùi liên tục: Đây là dấu hiệu viêm lợi phổ biến. Khi các vi khuẩn hay những mảng bám tích tụ trên răng bị phân hủy sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, những túi mủ ở chân răng do viêm lợi gây ra cũng khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn và khiến bệnh nhân bị hôi miệng, có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp với người khác.
Đối với trẻ em, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đa số các em sẽ bị sưng lợi, lợi không còn màu hồng khỏe mạnh như bình thường, rất dễ chảy máu, có hơi thở hôi và xuất hiện tình trạng răng lung lay.
3. Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi dù ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể gây ra những bất tiện nhất định. Đó là tình trạng đau đớn, hơi thở hôi và tình trạng mất thẩm mỹ khi lộ chân răng. Chính vì thế, phòng ngừa bệnh là phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn luôn tự tin tỏa sáng với một hàm răng chắc khỏe. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm lợi:
Nên hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng từ nhỏ
3.1. Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Chuyên gia khuyên bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Nên đánh răng trước khi đi ngủ và vào sáng sớm sau khi thức dậy.
Bạnh cũng nên đánh răng đúng cách để đảm bảo việc chải răng đạt hiệu quả làm sạch răng và khoang miệng, đồng thời không làm tổn thương đến lợi để tránh tối đa nguy cơ viêm lợi.
Không nên dùng tăm hoặc những vật sắc nhọn để xỉa răng mà nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa từ kẽ răng.
Sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng lại bằng nước muối sinh lý.
Trẻ em cũng có thể bị viêm lợi nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho con từ khi còn nhỏ.
Hãy chọn mua loại kem đánh răng có thành phần là florua và canxi để mang lại hiệu quả tốt cho răng lợi.
Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm và đầu bàn chải nhỏ để có thể làm sạch cả những răng trong cùng mà không gây tổn thương đến lợi.
Sử dụng chỉ nha khoa để tránh gây tổn thương cho lợi
3.2. Cần có chế độ ăn uống hợp lý
Ngoài việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, bạn cũng cần có một chế độ ăn hợp lý để không gây hại cho răng:
Không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tổn thương men răng và lợi.
Ăn những thực phẩm tốt cho răng như những thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua, súp lơ xanh hay cải xoăn,…), những thực phẩm giàu magie như chuối, đậu cá bơ,…
Hạn chế những thực phẩm dễ gây dính răng, những loại đồ ăn có chứa nhiều đường và một số loại nước ngọt có gas,…
Không nên hút thuốc lá hay uống rượu bia vì đây là những tác nhân khiến gia tăng khuẩn bệnh bám trong miệng.
Bạn cần lưu ý, dù bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng những mảng bám vẫn có thể tích tụ trên răng. Chính vì thế, cần định kỳ lấy cao răng và khám sức khỏe răng miệng khoảng 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh. Vì thế bạn hoàn toàn có thể an tâm khi điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng tại đây.
Để được tư vấn cũng như đăng ký khám bệnh, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!