Tin tức
Cháo lòng bao nhiêu calo? Cách ăn không lo béo bụng
- 30/05/2025 | Mì cay bao nhiêu calo và ăn nhiều mì cay có khiến bạn tăng cân?
- 02/06/2025 | Bánh tráng trộn bao nhiêu calo và những điều cần cẩn trọng khi ăn quá nhiều
- 30/06/2025 | Bánh tráng nướng bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
- 01/07/2025 | Bún bò bao nhiêu calo? Giải đáp chi tiết cho người ăn kiêng
- 02/07/2025 | Bánh xèo bao nhiêu calo? Có nên ăn khi đang giảm cân không?
1. Cháo lòng bao nhiêu calo?
Cháo lòng là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích bởi hương vị đậm đà, dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những người đang ăn kiêng hoặc cần kiểm soát cân nặng, vấn đề “cháo lòng bao nhiêu calo” lại trở thành mối quan tâm đáng lưu ý.
Lượng calo trong một tô cháo lòng thường không cố định, phụ thuộc vào các nguyên liệu, cách chế biến và khẩu phần ăn. Trung bình, một tô cháo lòng full topping (tim, gan, lòng, dồi,…) có thể chứa khoảng 300 - 400 calo. Nếu cháo loãng, ít topping, lượng calo có thể thấp hơn, chỉ khoảng 200 - 300 calo. Dưới đây là ước tính năng lượng của từng thành phần trong cháo lòng:
- 1 chén cháo trắng: Khoảng 100 calo.
- 1 miếng gan heo: Khoảng 90 calo.
- 1 miếng tim: Khoảng 50 calo.
- 1 đoạn dồi: Khoảng 60 calo.
- Các nguyên liệu khác như hành phi, dầu ăn (hoặc mỡ): Khoảng 30 calo.
Nếu bạn ăn kèm thêm quẩy, mức năng lượng của một tô cháo lòng có thể ở vượt mức 400 calo, tương đương gần ¼ lượng calo khuyến nghị mỗi ngày cho người trưởng thành (1800 - 2500 calo).
Cháo lòng là món ăn thơm ngon, hấp dẫn được nhiều người ưa thích
2. Ăn cháo lòng có béo không?
Ăn cháo lòng có thể gây tăng cân, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc không kiểm soát lượng topping và cách chế biến. Một số lý do chính bao gồm:
- Cháo lòng có hàm lượng calo cao: Như đã đề cập trước đó, mức năng lượng của một tô cháo lòng full topping có thể khoảng 300 - 400 calo.
- Thành phần chính là nội tạng động vật giàu chất và cholesterol: Gan, tim, dồi,… đều là những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hoà cao, dễ gây tăng cân và rối loạn mỡ máu nếu ăn quá nhiều, đặc biệt khi không đi kèm hoạt động thể chất phù hợp.
- Dễ ăn quá mức do mềm, dễ tiêu: Nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn một khẩu phần, do cảm giác “nhẹ bụng” đánh lừa, từ đó gây dư thừa năng lượng và tích mỡ tại các vùng như bụng, đùi, nếu bạn không có kế hoạch tập luyện hợp lý.
- Thường được ăn vào buổi tối hoặc khuya: Đây là thời điểm cơ thể ít vận động và chuyển hoá năng lượng kém hiệu quả, dễ dẫn đến tích mỡ nếu không được tiêu hao qua vận động.
Ăn cháo lòng có thể gây tăng cân nếu bạn ăn quá nhiều
3. Cách ăn cháo lòng không lo béo bụng
Dưới đây là một số mẹo ăn cháo lòng không lo béo bụng mà bạn nên biết.
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Chỉ nên ăn với lượng topping vừa phải, ít lòng, dồi và gan. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa năng lượng và gây tích mỡ bụng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tần suất ăn, chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần.
- Ưu tiên loại topping ít béo: Nếu bạn đang ăn kiêng hoặc cần kiểm soát cholesterol, nên ưu tiên chọn tim vì nó có hàm lượng chất béo thấp hơn so với gan, dồi hay phèo.
- Ăn kèm rau sống: Khi ăn cháo lòng, bạn nên ăn kèm nhiều rau sống như rau thơm, giá đỗ, rau húng,… giúp tăng chất xơ hỗ trợ tiêu hoá và tạo cảm giác no lâu hơn, từ đó kiểm soát lượng cháo tiêu thụ hiệu quả.
- Không ăn vào buổi tối muộn: Thời điểm buổi tối, cơ thể ít vận động, nếu ăn cháo lòng sẽ dễ dư thừa calo và tích mỡ. Tốt nhất, bạn nên ăn cháo vào buổi sáng hoặc trưa, khi cơ thể còn đủ thời gian chuyển hoá năng lượng.
- Kết hợp vận động sau ăn: Sau ăn cháo lòng, bạn nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút để hỗ trợ tiêu hoá và tiêu hao năng lượng vừa nạp.
4. Ai nên hạn chế ăn cháo lòng?
Mặc dù là món ăn thơm ngon, hấp dẫn, nhưng cháo lòng không phù hợp với tất cả mọi người. Các đối tượng không nên ăn gồm:
- Người đang giảm cân nghiêm ngặt hoặc theo chế độ ăn low-carb: Cháo lòng chứa nhiều thành phần giàu năng lượng như nội tạng, dầu mỡ, hành phi,… có thể gây dư thừa calo, ảnh hưởng đến quá trình giảm cân hoặc duy trì cân nặng, nếu không kiểm soát tốt khẩu phần ăn.
- Người mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ: Nội tạng động vật như gan, dồi, lòng,… chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Việc tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc gây biến chứng tim mạch.
- Phụ nữ mang thai: Bà bầu nên hạn chế ăn cháo lòng vì nguy cơ nhiễm khuẩn từ nội tạng chế biến không sạch. Đáng chú ý, trong cháo lòng có chứa lượng lớn cholesterol, nếu ăn thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và huyết áp trong thai kỳ.
- Người bị gout hoặc tăng axit uric máu: Trong phủ tạng động vật có chứa hàm lượng purin cao, dễ chuyển hoá thành axit uric trong cơ thể. Với người bệnh gout, việc ăn cháo lòng quá thường xuyên có thể làm gia tăng tần suất các cơn đau cấp hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
- Trẻ nhỏ, người già hoặc người có hệ tiêu hoá yếu: Nội tạng động vật có thể gây khó tiêu, đặc biệt nếu chế biến không kỹ hoặc ăn ở hàng quán không bảo đảm vệ sinh. Trẻ em có hệ miễn dịch hoặc tiêu hoá chưa hoàn thiện, có thể gây đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá hoặc nhiễm khuẩn đường ruột.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cháo lòng vì nguy cơ nhiễm khuẩn từ nội tạng chế biến không sạch
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải đáp chi tiết thắc mắc “cháo lòng bao nhiêu calo”. Trung bình, một tô cháo lòng với đầy đủ topping có thể chứa khoảng 300 - 400 calo, thậm chí cao hơn nếu ăn kèm quẩy hoặc thêm nhiều hành phi, mỡ. Vì là món ăn được chế biến từ nội tạng động vật, nguồn thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol, cháo lòng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nếu sử dụng thường xuyên và không kiểm soát khẩu phần.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
