Tin tức

Cho con bú uống bia được không? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ

Ngày 27/05/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cho con bú uống bia được không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm hiện nay. Với hầu hết những người từng sinh con, đều cho rằng việc uống bia là có thể, giúp kích thích tăng tiết sữa cho bé bú. Vậy cụ thể vấn đề này là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời chi tiết dưới góc nhìn của bác sĩ để các mẹ bỉm yên tâm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con.

1. Cho con bú uống bia được không? 

Để trả lời được câu hỏi cho con bú uống bia được không, mẹ bỉm cần phải hiểu rõ về cơ chế hấp thụ của cồn vào sữa mẹ, sự ảnh hưởng của bia đối với sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là thông tin chi tiết: 

Cơ chế hấp thụ của cồn vào sữa mẹ 

Khi mẹ uống bia, nồng độ cồn trong đồ uống sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu qua dạ dày và ruột non, sau đó khuếch tán vào sữa mẹ. Nồng độ cồn trong máu và sữa mẹ có thể là tương đương nhau, do sữa mẹ và máu luôn có sự trao đổi liên tục. Điều này đồng nghĩa, nếu mẹ uống một ly bia và cho bé bú ngay sau đó, em bé sẽ gián tiếp hấp thụ một lượng cồn trong sữa mẹ. Lượng cồn dù nhỏ, nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, đặc biệt là khi gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và không có khả năng đào thải cồn như người lớn. 

Nếu cho con bú ngay sau khi mẹ uống bia, có thể em bé sẽ gián tiếp hấp thụ lượng cồn trong sữa mẹNếu cho con bú ngay sau khi mẹ uống bia, có thể em bé sẽ gián tiếp hấp thụ lượng cồn trong sữa mẹ

Bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con?

Như đã đề cập trước đó, bé có thể gián tiếp hấp thụ một lượng cồn vào cơ thể nếu mẹ uống bia và cho con bú ngay sau đó. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con, gây ra các vấn đề như: 

  • Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ của bé có thể không sâu, hay thức giấc và dễ giật mình. 
  • Rối loạn bú mẹ: Bia có thể làm thay đổi mùi và vị của sữa mẹ, khiến bé khó chịu, bú ít hay thậm chí là bỏ bú. 
  • Ảnh hưởng đến phát triển trí não: Nếu tiếp xúc thường xuyên với cồn qua sữa mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến phát triển trí não của con. Bé có thể chậm nói, chậm đi hoặc rối loạn ngôn ngữ. 

Giai đoạn sơ sinh (0 - 3 tháng tuổi), gan chưa hoàn thiện và hoạt động còn yếu, nên việc tiếp xúc thường xuyên với cồn, dù ít cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. 

Bia ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mẹ?

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, bia cũng có tác động tiêu cực đến mẹ, gây ra một số vấn đề như: 

  • Giảm lượng tiết sữa: Cồn làm ức chế hoạt động của hormone oxytocin (hormone chịu trách nhiệm kích thích sữa), khiến sữa mẹ ít đi và không đủ đáp ứng nhu cầu ăn của con. 
  • Mất nước và mệt mỏi: Uống bia gây lợi tiểu, dẫn đến mất nước và mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con của mẹ bỉm. 
  • Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh: Cồn có thể làm tâm trạng mẹ bầu căng thẳng hơn, do đó gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Cho con bú uống bia được không? Mẹ bầu nên hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là không uống bia khi cho con bú, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh. Điều này để bảo đảm sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con trong những năm tháng đầu đời. 

Bia gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, gây mệt mỏi và mất nướcBia gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, gây mệt mỏi và mất nước

2. Cách uống bia an toàn khi cho con bú 

Nếu mẹ bầu đang cho con bú nhưng vẫn muốn uống bia vào những dịp đặc biệt, dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ để uống bia an toàn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

  • Mẹ cho con bú vẫn có thể uống một lượng nhỏ rượu hoặc bia, nhưng phải giới hạn và bảo đảm thời gian hợp lý trước khi cho con bú trở lại. Về giới hạn, mẹ không được uống quá 1 đơn vị cồn/lần (tương đương 1 ly bia 330ml (5% độ cồn)). Và thời gian cho bé bú lại khoảng sau 2 - 3 tiếng, đây là thời lượng cần thiết cho cồn đào thải khỏi cơ thể, có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến bé. 
  • Chú ý về tần suất, không nên uống bia thường xuyên trong giai đoạn cho con bú. 
  • Lưu ý, không vắt sữa bỏ đi khi đã uống bia với hy vọng làm giảm độ cồn trong sữa. Đây là một sai lầm phổ biến ở nhiều mẹ bỉm hiện nay, gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu đã lỡ uống bia, hãy đợi đủ thời gian để cồn có thể đào thải khỏi cơ thể, khi ấy mẹ có thể cho con bú bình thường. 

Lời khuyên của bác sĩ cho các mẹ bỉm, để tránh ảnh hưởng đến thời gian ăn sữa của bé, các mẹ cần có kế hoạch vắt sữa trước khi sử dụng bia (nếu cần thiết phải uống).

Mẹ bỉm nên chú ý về liều lượng bia sử dụng và thời gian cho con bú lạiMẹ bỉm nên chú ý về liều lượng bia sử dụng và thời gian cho con bú lại

3. Một số câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề uống bia trong giai đoạn cho con bú. 

Uống bia không cồn có được không? 

Bia không cồn (0.0% hoặc dưới 0.5%) có thể là lựa chọn an toàn hơn cho các mẹ bỉm, nhưng vẫn cần cân nhắc kỹ về thành phần và giới hạn lượng dùng. Tốt nhất, các mẹ nên chọn loại hoàn toàn không cồn nếu vẫn đang cho con bú, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. 

Uống bia có giúp kích sữa về nhiều không?

Không. Uống bia không giúp kích sữa về nhiều, ngược lại, nó còn có thể giảm lượng tiết sữa do ảnh hưởng đến hormone điều khiển phản xạ tiết sữa oxytocin.

Bài viết trên đây đã giúp trả lời chi tiết câu hỏi cho con bú uống bia được không và đưa ra hướng dẫn cách uống an toàn cho mẹ bỉm trong trường hợp cần thiết phải sử dụng bia. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ bỉm cần lưu ý uống bia với liều lượng phù hợp (khoảng 1 cốc 330ml hoặc ít hơn) và có thể cho con bú lại sau khoảng 3 tiếng sau khi lượng cồn đã được đào thải khỏi cơ thể. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, có thể liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. 

Từ khoá: mệt mỏi dạ dày

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ