Tin tức

Chửa ngoài tử cung có thể phòng ngừa

Ngày 10/07/2013
BSCKII. Nguyễn Kim Dung
Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu sản khoa thường gặp, trước đây, khi y học chưa phát triển, bệnh thường bị chẩn đoán muộn và tỷ lệ tử vong cao. Ngày nay, nhờ khoa học phát triển, chửa ngoài tử cung đã được phát hiện và xử trí kịp thời. Điều này góp phần quan trọng trong giảm tỷ lệ tử vong trong sản phụ khoa.

Nguyên nhân gây CNTC rất phức tạp. Thông thường nhất là do vòi trứng bị viêm do nhiễm khuẩn làm cho vòi trứng có những chỗ bị cong, bị gấp khúc khiến cho trứng không di chuyển về buồng tử cung được. Có khi do nhu động của vòi trứng thay đổi làm cho trứng dừng lại trong quá trình di chuyển, có khi là do một khối u trong hố chậu chèn vào lòng vòi trứng. Một điều cần nhớ là những chị em đặt dụng cụ tử cung để tránh thai vẫn có thể CNTC vì dụng cụ tử cung chỉ ngăn cản sự làm tổ của trứng ở buồng tử cung. Các chị em đã được phẫu thuật thông vòi trứng cũng có thể bị CNTC vì niêm mạc vòi trứng đã bị tổn thương dễ làm lòng vòi trứng bị chít hẹp.


Tùy vị trí làm tổ của trứng, tùy theo bệnh nhân đến bệnh viện sớm hay muộn, có thể thấy các biểu hiện như:
 

Nếu khối chửa ở vòi trứng bị vỡ đột ngột, chảy máu dữ dội ở trong ổ bụng: cần phải mổ ngay để cắt bỏ vòi trứng có chửa để cầm máu, đồng thời truyền bù máu cho thai phụ. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong do mất máu cấp;
 

Nếu thai bị chết ở nơi làm tổ lạc chỗ do thai được nuôi dưỡng kém, việc chẩn đoán có khó khăn hơn. Thai phụ thường ra máu ít một, kéo dài, đau bụng âm ỉ, không có dấu hiệu có thai, cần phải mổ để cắt bỏ khối chửa, lấy hết các khối máu tụ bao quanh khối chửa. Phẫu thuật thường khó hơn vì dính.
 

Tóm lại, một khi đã chẩn đoán là CNTC thì nhất thiết phải mổ dù thai đã chết. Nếu thai còn sống thì càng cần phải mổ sớm vì nguy cơ vỡ khối chửa dẫn đến chảy máu ồ ạt. Nếu thai phụ được chẩn đoán sớm, có thể mổ bằng phương pháp nội soi. Nếu đến muộn hơn thì tốt hơn cả là mổ ổ bụng để cầm máu và cắt bỏ khối chửa bị vỡ.
 

Lời khuyên của thầy thuốc

Phải giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh giao hợp, tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là viêm 2 vòi trứng. Vì bộ phận sinh dục của người phụ nữ có cấu trúc giải phẫu và hoạt động sinh lý đặc biệt, rất thuận lợi cho viêm nhiễm; đường sinh dục của người phụ nữ có nhiều khe kẽ, ngóc ngách, nhiều lỗ của các tuyến nên dễ là những nơi cư trú của các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và cả virut. Cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ có đặc thù âm hộ thông với âm đạo; âm đạo thông với lỗ cổ tử cung, buồng tử cung; buồng tử cung thông với ổ bụng. Vì vậy, khi một phần nào của bộ phận sinh dục nữ bị viêm, nếu không được điều trị triệt để, viêm có thể lan đến các phần khác, thậm chí đến ổ bụng, đặc biệt ở bụng dưới, ở tiểu khung gây dính tắc vòi trứng dẫn đến CNTC.
 

Vì vậy, khi đã có quan hệ tình dục, thấy chậm kinh cần phải đi khám thai càng sớm càng tốt. Nên nhớ, người đã CNTC một lần có thể CNTC lần thứ hai ở vòi trứng còn lại và hãn hữu có thể CNTC lần thứ ba ở mỏm vòi trứng đã bị cắt cụt trong lần mổ trước.    
 
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ