Tin tức
Chức năng của tinh hoàn và lưu ý về cách chăm sóc tinh hoàn
Key: chức năng của tinh hoàn
Tít: Chức năng của tinh hoàn và lưu ý về cách chăm sóc tinh hoàn
Tinh hoàn nằm trong bìu, treo ở bên ngoài cơ thể, ở vị trí giữa “cậu nhỏ” và hậu môn, đây chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống các cơ quan sinh dục của nam giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức căng của tinh hoàn và phải làm sao để chăm sóc, bảo vệ tinh hoàn đúng cách, hạn chế gây tổn thương cho cơ quan nhạy cảm này.
1. Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn có hình bầu dục và bên ngoài bộ phận này được bảo vệ bởi một lớp da bìu. Mỗi nam giới đều có 2 tinh hoàn và chúng có thể không đối xứng với nhau, Tình trạng này là rất bình thường. Có những trường hợp có một tinh hoàn có thể kéo dài xuống tận bìu. Trung bình tinh hoàn của nam giới trưởng thành sẽ dài khoảng 5cm với thể tích từ 12 đến 25ml. Thể tích tinh hoàn ở trẻ nhỏ thường chỉ dưới 1,5 ml.
Tinh hoàn có hình bầu dục
Sản xuất và lưu trữ tinh trùng chính là 2 chức năng quan trọng của tinh hoàn. Không những vậy, tinh hoàn cũng có thể tạo ra Testosterone, kích thích sản xuất Androgen. Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn về cấu tạo cũng như chức năng của tinh hoàn:
- 2 ống dẫn tinh được nối trực tiếp từ 2 tinh hoàn, có nhiệm vụ giúp tinh trùng có thể di chuyển dễ dàng đến các cơ quan khác như túi tinh, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt và một số cơ quan khác.
- 2 tinh hoàn: Đảm nhiệm chức năng sinh tinh trùng và dẫn tinh trùng vào 2 ống dẫn tinh, rồi đi vào lưới tinh hoàn và di chuyển đến mào tinh hoàn.
- Mào tinh hoàn: Nằm ở phía sau và trên tinh hoàn. Mào tinh hoàn được chia thành 3 phần là đầu, thân và đuôi. Trong đó, đầu mào tinh hoàn có nhiệm vụ giữ tinh trùng cho đến khi trưởng thành. Thân mào chính là nơi để tinh trùng tồn tại và trưởng thành. Đuôi mào tinh hoàn kết nối với ống dẫn tinh và có vai trò đưa tinh trùng đến ống phóng tinh.
- Túi tinh: Vị trí của túi tinh là ở giữa trực tràng và bàng quang. Do đó, tinh trùng có thể di chuyển từ túi tinh đến ống dẫn tinh và đi đến tuyến tiền liệt.
- Lớp mao mạch: Một số lớp mô bao quanh tinh hoàn bao gồm lớp phúc mạc tạng, lớp vỏ trắng, lớp tinh mạc,... có nhiệm vụ bảo vệ tinh hoàn.
2. Các bệnh lý tinh hoàn thường gặp
Tinh hoàn rất nhạy cảm, do đó dễ bị tổn thương. Dưới đây là một số bệnh lý về tinh hoàn thường gặp:
- Tràn dịch tinh mạc: Là tình trạng chất lỏng bị tích tụ tại những khoang ở quanh một trong hai tinh hoàn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương hoặc nhiễm trùng, cũng có trường hợp là do bẩm sinh.
Khi bị bệnh, nam giới có một số biểu hiện như tinh hoàn bị sưng lên, đau nhức vùng bìu, tức nặng vùng bìu,... Phần lớn những triệu chứng bệnh đều có thể được cải thiện sau một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật điều trị.
Tình trạng xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu sớm
- Xoắn tinh hoàn: Là tình trạng tinh hoàn bên trong bìu bị xoắn lại. Đây là bệnh nguy hiểm vì có thể gây tắc ống dẫn tinh, tắc nghẽn mạch máu. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể gặp phải những hậu quả sức khỏe khó lường.
Khi bị xoắn tinh hoàn, nam giới thường gặp phải một số triệu chứng như đau vùng bìu, đau vùng bụng dưới, tinh hoàn sưng bất thường, có cảm giác lệch tinh hoàn, buồn nôn, chóng mặt, thường xuyên đi tiểu,...
- Viêm tinh hoàn: Nam giới bị viêm tinh hoàn thường gặp phải một số triệu chứng như đau tinh hoàn, sưng tinh hoàn, chóng mặt, buồn nôn, sốt,...
Thuốc kháng sinh hay thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc kháng virus là phương pháp điều trị bệnh phổ biến. Sau 7 đến 10 ngày, bệnh sẽ cải thiện đáng kể.
- Thiểu năng tuyến sinh dục: Là căn bệnh khiến cơ thể nam giới không thể sản xuất đủ lượng Testosterone cần thiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bẩm sinh, do chấn thương, nhiễm trùng hay một số bệnh lý khác gây ra.
Tùy theo độ tuổi mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau:
+ Đối với trẻ sơ sinh: Bộ phận sinh dục không rõ ràng là nam giới hay nữ giới.
+ Ở tuổi thiếu niên: Trẻ thiếu cơ bắp, ít mọc lông, không có sự thay đổi giọng nói.
+ Ở người trưởng thành: Rụng tóc nhiều, rối loạn cương dương, xương yếu, mô vú phát triển mạnh, vô sinh.
Ung thư tinh hoàn là bệnh nguy hiểm
- Ung thư tinh hoàn: Bệnh có cơ hội điều trị thành công cao. Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh phổ biến, đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân thường cần phải căn bỏ toàn bộ tinh hoàn. Sau đó kết hợp với xạ trị và hóa trị để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư.
Người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như sau: Xuất hiện khối u trong tinh hoàn, có chất lỏng trong bìu, có cảm giác nặng tức ở bìu, đau lưng và đau bụng,...
3. Hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ tinh hoàn
Dưới đây là những lưu ý về cách chăm sóc cũng như bảo vệ chức năng của tinh hoàn mà “cánh mày râu” không nên bỏ qua:
- Thường xuyên kiểm tra tinh hoàn để phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này. Cách kiểm tra: Cuộn từng bên tinh hoàn xung quanh trong bìu bằng tay.
Nên đi khám nam khoa nếu tinh hoàn có biểu hiện bất thường
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nên lau khô vùng kín sau tắm.
- Lựa chọn những bộ đồ rộng và thoải mái, không nên mặc đồ lót hoặc quần quá chật.
- Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh những bệnh lý có thể lây qua đường tình dục và ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn.
Tinh hoàn rất quan trọng nhưng cũng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, cần lưu ý nhiều hơn đến việc và bảo vệ cơ quan này. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu khám Nam khoa, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!