Tin tức
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp như thế nào có nên chụp hay không?
- 03/08/2019 | Chụp MRI tim tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có gì khác?
- 31/07/2019 | Chụp cộng hưởng từ MRI - thông tin bỏ túi cho tất cả mọi người
- 03/08/2019 | Những điều cần biết trước khi chụp MRI ổ bụng
1. Chụp cộng hưởng từ MRI là như thế nào?
1.1. Thuật ngữ chụp cộng hưởng từ - MRI có nghĩa là gì?
Chụp cộng hưởng từ - MRI là một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến radio. Nguyên lý của nó dựa trên tác động của 2 loại sóng này do thiết bị sản sinh ra khiến cho các mô trong cơ thể có sự hấp thụ và phóng thích năng lượng. Quá trình ấy được máy thu lại, xử lý và chuyển thành các tín hiệu hình ảnh.
Máy chụp cộng hưởng từ MRI
Điều đáng nói là MRI cho hình ảnh chi tiết, sắc nét, độ tương phản cao. Từ đây, bác sĩ có thể tái tạo 3D một cách dễ dàng.
1.2. Chỉ định chụp cộng hưởng từ - MRI
Với độ chính xác cao, MRI có thể được chỉ định cho hầu hết các bộ phận ở cơ thể, điển hình là:
- Chụp sọ não: phát hiện các bệnh tai biến mạch máu não, u dây thần kinh sọ não, u não, dị dạng mạch máu não, chảy máu não nhồi máu não, chấn thương sọ não, động kinh, bệnh lý viêm não, màng não, bệnh lý thoái hóa chất trắng, các dị tật bẩm sinh của não...
- Chụp hốc mắt: phát hiện tổn thương nhãn cầu, dây thần kinh thị giác...
- Chụp vùng cổ: phát hiện các tổn thương bệnh lý như viêm, hạch bạch huyết vùng cổ, khối u.
- Chụp cột sống: phát hiện các bệnh lý đĩa đệm, cột sống, dây chằng, bệnh lý tủy sống,...
- Chụp vùng bụng - chậu: phát hiện các bệnh lý gan, đường mật, lá lách, tuyến tụy, tuyến thượng thận, thận, bệnh lý vùng tiểu khung... Đặc biệt, đánh giá chính xác ung thư buồng trứng, cổ tử cung, tiền liệt tuyến, nội mạc tử cung,...
- Chụp cơ xương khớp: phát hiện các cấu trúc sụn khớp, ổ khớp, xương, gân cơ, dây chằng, viêm nhiễm hoặc thoái hóa dây chằng, tràn dịch ổ khớp,...
- Chụp tuyến vú: phát hiện sớm và chính xác các tổn thương ở tuyến vú như u lành hoặc ác tính, viêm nhiễm.
2. Đánh giá ưu – nhược điểm của chụp cộng hưởng từ MRI
2.1. Ưu điểm
Đến nay, ghi nhận chụp cộng hưởng từ MRI có ưu điểm hơn hẳn so với các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác:
- Không gây ảnh hưởng tia xạ và sinh học cho người bệnh.
- Thu được hình ảnh đa mặt phẳng, phục vụ chẩn đoán bệnh lý dễ dàng và chính xác.
- Độ phân giải chụp mô mềm cao, chất lượng hình ảnh hiển thị tốt hơn chụp cắt lớp vi tính (CT).
Hình ảnh chụp MRI chi tiết, rõ nét
- Thuốc tương phản hầu như hoặc rất ít tác dụng phụ.
- Thời gian chụp nhanh, tiếng ồn được giảm thiểu ở mức tối đa.
- Không cần tiêm thuốc cản quang vẫn có thể chụp được mạch.
- Có giá trị cao trong chẩn đoán bất thường hay dị tật bẩm sinh của thai nhi.
2.2. Nhược điểm
- Chi phí chụp còn hơi cao so với mức thu nhập chung tại Việt Nam.
- Không dùng được với bệnh nhân mắc chứng sợ lồng kín hoặc nơi chật hẹp.
- Tổn thương có calci và vỏ xương không khảo sát tốt bằng chụp CT hay X-quang.
- Không chụp được với những trường hợp có thiết bị kim loại bên trong cơ thể như mô cấy ở mắt hoặc tai, máy tạo nhịp tim,...
- Không được mang theo thiết bị hồi sức vào trong phòng chụp.
3. Chụp MRI có nên hay không?
Khá nhiều người lo lắng về những tác hại có thể gây ra bởi chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên thực tế thì đến nay chưa ghi nhận bất kỳ một tác hại nào do từ trường gây ra đối với sức khỏe cả. Vì thế, MRI là cần thiết nếu đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nếu bác sĩ không yêu cầu thực hiện kĩ thuật này thì điều đó không có nghĩa là do nó gây hại cho cơ thể mà đơn giản chỉ là nó chưa cần thiết mà thôi.
Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện, chẩn đoán chính xác bệnh lý trong cơ thể
Mặc dù MRI không gây hại cho sức khỏe nhưng từ trường của máy lại không có lợi cho các thiết bị kim loại cấy ghép trong cơ thể nên để đảm bảo an toàn, người chụp nên:
- Tuân theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên phòng chụp MRI.
- Thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên y tế phòng chụp các thông tin có đặt máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, dụng cụ tránh thai trong cổ tử cung,... hay không.
- Không mang các vật dụng có kim loại vào phòng chụp MRI.
- Không nên cử động trong khi chụp MRI để máy thu được hình ảnh có chất lượng tốt nhất.
- Nếu có yêu cầu não trong khi chụp MRI, hãy trao đổi trực tiếp với kỹ thuật viên điều khiển máy.
- Nếu được tiêm thuốc tương phản, người chụp sẽ được hỏi về tiền sử dị ứng thuốc và bệnh thận trước khi chụp để dự phòng tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, không nên lo lắng về điều này vì tác dụng phụ là rất ít và sẽ mất ngay sau khi được dùng thuốc chống dị ứng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá là một trong những địa chỉ y tế ngoài công lập có sự đầu tư thực sự chất lượng về hệ thống máy móc phục vụ chẩn đoán bệnh. Thời gian qua, chúng tôi đã đưa vào hoạt động máy MRI 1.5Tesla của Hoa Kỳ trong phòng chụp đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Sự có mặt của máy chụp cộng hưởng từ đã góp phần hỗ trợ chuyên môn trong đánh giá chính xác các bệnh lý, tổn thương dây chằng, sụn khớp, sọ não,....
Hệ thống chụp MRI 1.5T cao cấp với công nghệ Silent Scan của bệnh viện có khả năng đưa tiếng ồn về bằng với môi trường, mang lại cảm giác thoải mái cho người chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra, máy còn có thời gian chụp nhanh, độ chính xác cao hơn so với nhiều máy cùng thế hệ nên giúp bệnh nhân tiết kiệm được khá nhiều thời gian khám chữa bệnh. Toàn bộ quá trình chụp MRI được thực hiện vô cùng đơn giản, chuyên nghiệp, chỉ trong khoảng 20 – 40 phút tùy từng bộ phận chụp nên người bệnh không hề có chút áp lực nào.
Muốn tìm hiểu kỹ hơn về chụp cộng hưởng từ MRI tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, bạn có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56, dù bất kỳ thời điểm nào, chuyên viên y tế của chúng tôi cũng luôn sẵn lòng có mặt để giải đáp cặn kẽ, giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!