Tin tức
Chuyên gia giới thiệu tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
- 09/11/2020 | Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, đã là cha mẹ thì cần biết
- 09/11/2020 | Cô cần nắm rõ tháp dinh dưỡng mầm non để chăm sóc trẻ tốt nhất
- 07/11/2020 | Giải thích chi tiết, đầy đủ về tháp dinh dưỡng giảm cân
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Hiện nay, Viện dinh dưỡng Bộ Y tế đã công bố 4 tháp dinh dưỡng cho các độ tuổi từ 3 - 5 tuổi, 6 - 11 tuổi, 12 - 14 tuổi và người trưởng thành. Như vậy ta có thể chia giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, ta có thể chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau:
- Từ 1 - 3 tuổi.
- Từ 3 - 5 tuổi .
- Từ 5 - 6 tuổi.
Chế độ dinh dưỡng nào thích hợp cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Ở mỗi giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng của trẻ lại có sự khác biệt. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn và cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới đây.
2. Nguyên tắc xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ, cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tùy vào độ tuổi mà cung cấp dinh dưỡng sao cho phù hợp với trẻ, có thể dựa vào tháp dinh dưỡng để cân đối lượng thức ăn cho trẻ.
- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ ăn tập ăn từ những thức ăn lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều và tập cho bé làm quen với những loại thức ăn mới.
- Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng và vệ sinh, phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn bánh kẹo, nước giải khát có ga hay những chất ngọt tổng hợp.
- Chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ, không nên dùng nhiều nhưng phải dùng đủ lượng để chúng có thể hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ.
- Cần lưu ý nên cho trẻ ăn thịt, cá, tôm,... không nên chỉ cho trẻ ăn nước hầm.
- Nên khuyến khích và tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn bằng cách trang trí món ăn thật đẹp mắt với hương vị hấp dẫn.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ là cân bằng các dưỡng chất
3. Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi
Trong giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, trẻ vẫn cần sự chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ. Thời gian này, trẻ chưa thể tự ăn uống một mình mà vẫn cần người giám sát để tránh bị nghẹn trong bữa ăn. Thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa và cháo, bột ăn dặm. Ngoài ra cha mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm mềm hoặc được cắt nhỏ cho dễ ăn.
Trong độ tuổi này, bạn có thể cho bé ăn khoảng 3 hoặc 4 bữa chính đó là cháo hoặc súp, bột nhưng luôn phải chú ý cung cấp đủ cho bé 4 nhóm chất chính bao gồm: tinh bột (gạo, đỗ, bún, phở,...), đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua,... không khuyến khích cho trẻ ăn nước hầm), chất béo (dầu ăn và mỡ động vật), vitamin, khoáng chất (các loại rau xanh, hoa quả cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn).
4. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Viện dinh dưỡng đã công bố Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ có thể dựa vào đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Giai đoạn này là lúc bé bắt đầu rời xa vòng tay cha mẹ để đến trường mầm non. Bé cần rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng để phục vụ cho việc khám phá thế giới và vui chơi.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Tháp dinh dưỡng trên đã có đầy đủ những thông tin về loại thực phẩm và lượng ăn trong ngày cần thiết cho trẻ. Cha mẹ có thể dựa vào đó để xây dựng cho bé một thực đơn hợp lý.
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn mà bé phát triển chiều cao và cân nặng rất nhanh. Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% kết quả sự phát triển chiều cao của bé vào giai đoạn này. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng quyết định 23% kết quả, còn lại là 5 - 10% cho các yếu tố khác như tập luyện, ngủ đủ giấc, môi trường, bệnh lý,...
Điều cần chú ý lúc này đó là ngoài việc bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính thì cha mẹ cần bổ sung cho con một lượng sữa nhất định để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của con. Lượng sữa lúc này nên giảm xuống còn khoảng 500ml/ngày. Cha mẹ nên khuyến khích và cho con sử dụng các loại sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức.
Ngoài ra cũng cần tăng cường lượng rau củ, trái cây trong bữa ăn của bé. Cha mẹ hay dành thời gian và cố gắng trình bày các món ăn thật bắt mắt và hấp dẫn để tạo thói quen và sự thích thú khi ăn rau củ, trái cây cho trẻ.
5. Tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học
Qua các phần trên, chắc hẳn cha mẹ đã hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ từ 1 - 3 tuổi và từ 3 đến 5 tuổi. Tiếp theo là tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi hay độ tuổi đi học tiểu học. Cha mẹ có thể áp dụng chế độ này cho cả các bé từ 5 - 6 tuổi.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học về cơ bản cũng giống như đối với các đối tượng khác. Tuy nhiên lượng thức ăn cần thiết cho trẻ tiểu học sẽ khác rất nhiều so với trẻ mầm non và sơ sinh.
Tinh bột (gồm ngũ cốc, khoai củ và các sản phẩm chế biến): 8 - 13 đơn vị (1 đơn vị ăn tương đương 20g glucid).
Chất xơ và khoáng chất (gồm rau xanh, các loại củ, trái cây): 2 - 3 đơn vị (1 đơn vị là 100g rau xanh).
Đạm (gồm thịt, trứng, thủy/hải sản, các loại hạt; sữa và các chế phẩm từ sữa): 4 - 6 đơn vị (1 đơn vị là 7g protein hoặc 100g canxi).
Dầu mỡ: 5 - 6 đơn vị (1 đơn vị là 5ml).
Đường: dưới 15g.
Muối: dưới 4g.
Đó là những phân tích từ tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học. Cha mẹ có thể dựa vào đây để xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng thích hợp và đầy đủ chất.
Hãy để trẻ thật hứng thú với mỗi bữa ăn bằng cách đa dạng hóa thực phẩm cung cấp
Nắm chắc tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi sẽ giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng trẻ. Tốt nhất, cha mẹ hãy tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!