Tin tức

Chuyên gia hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà

Ngày 04/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Điều trị tiểu đường và kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn là một quá trình lâu dài, người bệnh phải uống thuốc thường xuyên. Bên cạnh dùng thuốc, có nhiều cách khác để kiểm soát đường huyết hiệu quả, giúp giảm lạm dụng thuốc điều trị. Những hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà từ bác sĩ sau rất đơn giản, ai cũng có thể làm được.

1. Tại sao cần kiểm soát đường huyết?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường được chia thành 2 thể bệnh theo nguyên nhân và cách điều trị cũng khác nhau bao gồm tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Dù điều trị theo cách nào thì mục tiêu vẫn là kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn, ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân đường huyết cao cần kiểm soát đường huyết ở mức an toàn

Bệnh nhân đường huyết cao cần kiểm soát đường huyết ở mức an toàn

Những biến chứng do đường huyết cao mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Biến chứng ở mắt: tổn thương mao mạch đáy mắt dẫn đến giảm thị lực, mù lòa, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể

  • Biến chứng ở thận: Mạch máu trong thận bị tổn thương sẽ dẫn đến suy thận.

  • Biến chứng tim mạch: tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành và viêm tắc động mạch chi dưới.

  • Biến chứng thần kinh: sa sút trí tuệ, rối loạn hệ thần kinh ngoại biên, nhịp tim và nhịp thở không ổn định,…

Kiểm soát đường huyết không tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Kiểm soát đường huyết không tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Để kiểm soát đường huyết, bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc điều trị trong thời gian dài kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Các chuyên gia cho biết, nếu kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, vận động, lối sống lành mạnh thì người bệnh có thể giảm phụ thuộc vào thuốc hơn.

2. Bác sĩ hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà

Để kiểm soát đường huyết tại nhà an toàn và hiệu quả, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:

2.1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn rất tốt trong kiểm soát đường huyết tăng do quá trình đào thải nước tiểu tăng thì lượng đường trong cơ thể được đưa ra ngoài tốt hơn. Tình trạng này cũng khiến cơ thể mất nước, cô đặc máu và từ đó tăng nồng độ chất hòa tan trong máu. Điều này cản trở việc cơ thể đào thải đường và chất cặn bã ra ngoài cơ thể.

Do vậy, bệnh nhân đường huyết cao nên uống nhiều nước liên tục trong ngày với lượng từ 1,5 - 2,5 lít nước. Không chỉ đem lại lợi ích kiểm soát đường huyết, uống nhiều nước còn có tác dụng cải thiện tốc độ tuần hoàn máu ngoại vi, ngăn ngừa biến chứng như hôn mê, nhiễm toan ceton, tổn thương thần kinh,…

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường nên tránh thực phẩm nhiều đường và tinh bột

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường nên tránh thực phẩm nhiều đường và tinh bột

2.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý giữ vai trò rất quan trọng, không chỉ cần kiểm soát dinh dưỡng hấp thu hàng ngày mà thói quen ăn uống cũng cần thay đổi. Đặc biệt là biến chứng do đường huyết cao thường xảy ra sau bữa ăn, do vậy cần lưu ý:

  • Duy trì thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ ăn và ăn bù vào bữa khác.

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thay vì ăn thành 3 bữa chính như bình thường, người bệnh nên ăn ít hơn trong 3 bữa này và bù thêm 1 - 3 bữa phụ bổ sung calo.

  • Kiểm soát lượng tinh bột: Hấp thụ quá nhiều tinh bột làm tăng đường huyết đột ngột, người bệnh đường huyết cao nên sử dụng 50 - 60% nhu cầu tinh bột và thay thế bằng thức ăn không làm tăng đường huyết nhiều như: khoai tây, khoai sọ, gạo lứt, ngũ cốc,…

  • Hạn chế dùng thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường tinh chế làm tăng nhanh đường huyết như: bánh kẹo, bia rượu, sữa chế biến, nước ngọt có ga, trái cây đóng hộp,…

  • Hạn chế thức ăn chế biến với chất béo động vật, nên thay thế bằng các loại dầu thực vật tốt cho tim mạch và sức khỏe như: dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè,…

Rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho bệnh nhân đường huyết cao

Rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho bệnh nhân đường huyết cao

  • Ăn nhiều trái cây tươi cùng rau xanh để cung cấp cho cơ thể Vitamin tốt cho sức khỏe, song nên chọn các loại quả chứa ít đường như nhãn, xoài, sầu riêng,…

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc uống lượng ít rượu vang đỏ mỗi ngày (tối đa 150ml) có tác dụng tốt trong giảm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

2.3. Tăng cường ăn chất xơ

Các nghiên cứu đã chỉ ra mặc dù hệ tiêu hóa của con người không tiêu hóa được chất xơ song nhóm chất này vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa. Trong đó, bệnh nhân đường huyết cao được khuyến khích nên ăn nhiều chất xơ để giữa đường huyết ổn định.

Nên bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng giảm hấp thu chất bột đường tránh cho lượng đường huyết tăng cao đột ngột sau ăn, ngoài ra còn kích thích ruột co bóp để tiêu hóa thức ăn khác tốt hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng bao gồm: củ quả, rau lá xanh, gạo lứt, khoai, các loại đậu và trái cây có vỏ. Khi ăn nhiều chất xơ, người bệnh nên uống nhiều nước hơn để giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu mà vẫn kiểm soát tốt chứng đường huyết cao.

2.4. Kiểm soát stress

Thực tế đường huyết không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống và hoạt động của insulin mà còn ảnh hưởng bởi sự căng thẳng tâm lý. Nếu người bệnh tiểu đường bị stress kéo dài, cơ thể sẽ tăng sản sinh hormone đối kháng cortisol làm giảm độ nhạy của insulin, khiến đường huyết tăng cao hơn. 

Bên cạnh đó, stress khiến nhiều bệnh nhân có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hơn, khiến bệnh nguy hiểm dễ biến chứng hơn. Những thực phẩm nên đặc biệt cần tránh bao gồm: đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá, café,…

 Stress là nguyên nhân gây đường huyết cao và biến chứng nguy hiểm

 Stress là nguyên nhân gây đường huyết cao và biến chứng nguy hiểm

Thay vào đó, bệnh nhân nên có tinh thần sống lạc quan, thư giãn, thường xuyên tập thể dục, thiền hoặc giải trí lành mạnh để kiểm soát tâm lý tốt hơn.

2.5. Thường xuyên tập thể dục

Việc tập thể dục thường xuyên có hiệu quả rất tốt trong tăng cường hoạt động của tim mạch, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa biến chứng do đường huyết cao. Tùy từng thể trạng, sức khỏe mỗi người mà bác sĩ sẽ khuyến nghị bài tập phù hợp, thường cần duy trì tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sử dụng glucose tốt hơn, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Các môn thể thao tốt cho mục tiêu này bao gồm: đạp xe, đi bộ, chạy, bơi lội,…

Bên cạnh các biện pháp hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà trên, người bệnh nên tự theo dõi đường huyết tại nhà bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu đường huyết vẫn tiếp tục cao đến mức nguy hiểm, cần đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị.

Một trong các dịch vụ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay là xét nghiệm đường huyết tại nhà của MEDLATEC. Với dịch vụ này, kỹ thuật viên của MEDLATEC sẽ tới tận nhà khách hàng để lấy mẫu. Kết quả sau đó được trả tận nơi, trả qua email hoặc qua tin nhắn tùy khách hàng lựa chọn.

Giá xét nghiệm tại nhà bằng giá giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng/lần chi phí đi lại lấy mẫu và trả kết quả nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chi phí. Hơn nữa, MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:201, tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022.đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác nhất. 

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.