Tin tức
Một số mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng
Key: mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng
Có nên áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ hay không?
Vì chưa có thuốc đặc trị nên mục tiêu điều trị bệnh tay chân miệng là cải thiện triệu chứng và hạn chế khả năng diễn biến nặng. Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ. Vậy phương pháp này có hiệu quả không, có nên áp dụng hay không và cần lưu ý những gì?
1. Mẹo dân gian chữa bệnh tay chân miệng có hiệu quả không? Có nên áp dụng không?
Bệnh tay chân miệng thường do nhóm Enterovirus, đặc biệt những trường hợp bệnh do Enterovirus 71 có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Rất nhiều bậc phụ huynh đã sử dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ chẳng hạn như dùng rau sam, tắm nước chè xanh,... Vậy những bài thuốc này có thực sự hiệu quả và có nên áp dụng hay không?
Nhiều bà mẹ tắm nước lá cho trẻ để chữa tay chân miệng
Hiện nay, chưa có cơ sở khoa học chứng minh về những công dụng hiệu quả của các bài thuốc dân gian đối với những trẻ bị bệnh tay chân miệng. Những bài thuốc này không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có thể giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng phù hợp hoàn toàn với những bài thuốc này vì mỗi trẻ sẽ có cơ địa khác nhau và mức độ bệnh cũng khác nhau. Một số trường hợp sau khi áp dụng các bài thuốc tắm với lá, tình trạng viêm da đã trở nên trầm trọng hơn khiến cho quá trình điều trị bệnh càng khó khăn hơn.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ. Trường hợp muốn kết hợp các bài thuốc từ y học cổ truyền với y học hiện đại thì cần thăm khám và tham khảo trực tiếp ý kiến của các bác sĩ. Để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng bệnh, cha mẹ hãy đưa con đi khám khi trẻ có biểu hiện bất thường.
2. Một số cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Sau khi thăm khám, nếu mức độ bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và theo dõi con tại nhà. Dưới đây là những hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà hiệu quả và hạn chế nguy cơ biến chứng:
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ
- Cho trẻ nghỉ ngơi và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Khi bị nhiễm bệnh tay chân miệng, cơ thể trẻ thường rất mệt mỏi. Chính vì thế, mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối. Đặc biệt, căn bệnh này có nguy cơ lây lan rất cao nên mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
Thường xuyên tắm rửa cho trẻ, thay quần áo cho trẻ mỗi ngày và tốt nhất mẹ nên lựa chọn những trang phục rộng rãi và thoải mái cho con. Thường xuyên cho trẻ súc miệng với nước muối ấm để giảm đau và diệt khuẩn. Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay nước sát khuẩn, tránh để trẻ đưa tay lên mặt, mũi và miệng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vệ sinh không gian sống và môi trường xung quanh của trẻ. Thường xuyên thay quần áo, ga giường, chăn gối. Dùng chất tẩy rửa để vệ sinh đồ chơi của trẻ
Cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Đây cũng là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và chống lại virus. Trong chế độ ăn của trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
● Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
● Nên lựa chọn những thực phẩm có độ mềm và dễ ăn, dễ tiêu hóa như cháo, súp, nước ép hoa quả, sữa chua, bánh mì,....
● Có thể cho trẻ ăn những thực phẩm mà trẻ yêu thích để khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn nhưng những thực phẩm đó cũng cần đảm bảo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
● Không nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn quá nóng, quá chua hay quá mặn hoặc quá cay,... vì những thực phẩm này có thể gây kích thích những vết loét ở miệng và khiến trẻ đau hơn.
● Khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước và giúp những triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng hơn. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc hay những loại nước ép không đường.
- Dùng thuốc giảm đau và hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc sai cách, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng
- Chăm sóc những vết loét của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ: Vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Đối với những vết loét, mụn nước trên da thì cần dùng khăn mềm cho vào nước ấm rồi vắt kiệt, sau đó lau lên vết mụn vỡ. Cần lưu ý không chà xát quá mạnh để hạn chế nguy cơ bị vỡ mụn nước.
Trường hợp vết loét bị vỡ khiến cho trẻ rất khó chịu và ngứa rát, mẹ có thể liên hệ với bác sĩ để tư vấn về việc dùng các loại dung dịch sát khuẩn hay kem bôi để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Nên cho trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường
- Không bóc tách những vết thương đang lành: Khi da hồi phục và đang lành, trẻ sẽ có hiện tượng ngứa da, đồng thời có những lớp da chết bong tróc ra. Tuy nhiên, lúc này, cha mẹ cần lưu ý không bóc lớp da chết và nhắc nhở trẻ không được cào, gãi. Việc bóc lớp da chết cũng như cào gãi da có thể khiến cho vết thương lâu lành hoặc tổn thương lớp da mới và có thể để lại sẹo.
Nếu những biện pháp điều trị tại nhà này không mang lại hiệu quả hoặc trẻ có những biểu hiện bất thường như bứt rứt, khó chịu, khó thở, thở nhanh, tím tái, chân tay lạnh, tăng huyết áp,... mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng. Lưu ý không nên tự ý áp dụng những mẹo dân gian chữa bệnh tay chân miệng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế những hậu quả sức khỏe không đáng có.
Nếu vẫn còn có những thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
BS VÂn đã dueyetj
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!