Tin tức
Có nên đi sàng lọc trước sinh không và những ai nên sàng lọc trước sinh
- 01/11/2019 | Sàng lọc trước sinh là gì? Có nên sàng lọc trước sinh không?
- 31/10/2019 | Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh có cần thiết không?
- 01/11/2019 | Sàng lọc trước sinh cần làm những gì và có cần thiết không?
1. Lợi ích của sàng lọc trước sinh
Sàng lọc trước sinh có vai trò vô cùng quan trọng với thai nhi, đối tượng vẫn còn đang phát triển trong bụng mẹ. Hơn nữa, với cả các bậc cha mẹ, gia đình lẫn xã hội, sàng lọc trước sinh cũng đem lại lợi ích lớn, được khuyến khích nên thực hiện.
Cụ thể, những lợi ích của sàng lọc trước sinh có thể liệt kê gồm:
Phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe cũng như các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh
Những dị tật di truyền, bẩm sinh do quá trình thụ thai và phát triển thai hoàn toàn có thể phát hiện được qua sàng lọc trước sinh. Phương pháp xét nghiệm tiên tiến nhất NIPT đã giúp sàng lọc được hầu hết các dị tật bẩm sinh thường gặp, từ tuần thai 10.
Điều này giúp cho việc can thiệp vào thai nhi có hiệu quả và an toàn hơn. Y học bào thai đang phát triển rất mạnh mẽ. Mới đây, tại Việt Nam đã thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp bào thai, có thể can thiệp được nhiều cơ quan của thai nhi. Nhiều dị tật bẩm sinh thai nhi đã được khắc phục, điều trị hiệu quả. Nhưng nếu phát hiện muộn, việc can thiệp khó khăn, đôi khi phải chấp nhận sinh trẻ ra với dị tật sẵn mang.
Theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai nhi
Mang thai là hành trình kì diệu nhưng cũng đầy vất vả của các bậc phụ huynh, nhất là người phụ nữ. Theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai nhi qua khám định kỳ, sàng lọc trước sinh giúp mẹ yên tâm và có sự chuẩn bị tốt hơn.
Sàng lọc trước sinh giúp hạn chế trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh
Giúp mẹ bầu sinh con khỏe mạnh hơn
Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn thai nhi phát triển bình thường, con sinh ra khỏe mạnh, thông minh. Nhưng không ai lường trước được những bất thường có thể xảy ra bên trong thai nhi. Vì thế sàng lọc trước sinh để kiểm tra, dự phòng nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa, giúp con sinh ra khỏe mạnh hơn.
Giúp mẹ chủ động và có kế hoạch chăm sóc thai nhi tốt
Sàng lọc trước sinh để kiểm tra các bệnh lý có thể lây truyền từ mẹ sang con, vị trí nằm của thai, kích thước thai nhi,… giúp dự phòng sinh tốt hơn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Đặc biệt nhiều trường hợp thai nhi lớn, mang đa thai, khó sinh cần sinh mổ và lựa chọn nơi sinh đảm bảo hơn.
Có thể lựa chọn giải pháp ngưng thai kỳ
Nếu thai nhi mắc dị tật bẩm sinh nặng, nguy cơ tử vong sau khi sinh hoặc không thể phục hồi, bác sỹ sẽ có thể đưa lời khuyên ngưng thai kỳ. Quyết định này rất khó khăn, nhưng thực hiện sớm sẽ tốt cho cả cha mẹ lẫn tương lai sau này của bé.
Cải thiện chất lượng dân số
Những trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh nặng và rất nặng trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Chi phí để điều trị dị tật bẩm sinh với trẻ sau khi sinh rất cao, đặc biệt là dị tật tim bẩm sinh. Hơn nữa, không phải dị tật bẩm sinh nào cũng có thể can thiệp hiệu quả. Trẻ có khi phải sống với dị tật này suốt đời, yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt từ gia đình và hỗ trợ từ xã hội.
Với những lợi ích này, các chuyên gia y tế luôn khuyên phụ nữ mang thai cần thực hiện sàng lọc trước sinh và càng sớm càng tốt.
2. Những ai nên đi sàng lọc trước sinh?
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên đi sàng lọc trước sinh, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao thì càng cần thực hiện sớm.
-
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
Phụ nữ mang thai khi càng lớn tuổi thì không những khả năng mang thai thấp mà thai nhi còn có nguy cơ dị tật cao. Do đó, nếu phụ nữ mang thai khi trên 35 tuổi, nên đi sàng lọc trước sinh sớm.
Nếu mang đa thai, phụ nữ từ 32 tuổi trở nên thuộc đối tượng nguy cơ cao. Với mẹ bầu trên 40 tuổi thì cần làm xét nghiệm chẩn đoán dị tật chính xác hơn như: chọc ối, sinh thiết gai nhau.
-
Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai
Trong khi mang thai, mẹ bầu cần rất thận trọng khi sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sỹ. Đặc biệt, nhiều loại thuốc kháng sinh, giảm đau, trị bệnh tiểu đường chống chỉ định cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ gây ngộ độc thai. Nếu không may sử dụng những thuốc này, mẹ hãy sớm đi sàng lọc kiểm tra.
Thuốc điều trị tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi
-
Từng sảy thai
Những mẹ từng sảy thai, đặc biệt sảy thai trên 3 lần liên tiếp thì càng cần khám thai và sàng lọc thai cẩn thận.
-
Tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh
Nếu người thân của vợ/chồng hoặc con sinh ra trước đó từng mắc hội chứng Down, dị tật chân tay, dị tật tim mạch, bệnh di truyền, sứt môi, hở hàm ếch,… thì thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật di truyền.
-
Phụ nữ mang thai bị biến chứng thai kỳ
Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim, cao huyết áp,… trong thai kỳ thì khả năng thai nhi mắc dị tật cao.
-
Cha/mẹ từng tiếp xúc với phóng xạ
Nếu cha/mẹ làm việc trong môi trường nhiều phóng xạ xạ như: Kỹ thuật viên X - quang, Kỹ thuật viên phòng CT, điện tử,… thai nhi cũng có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
Phụ nữ mang thai nhiễm Rubella có nguy cơ dị tật thai cao
-
Nhiễm virus trong thời gian mang thai.
Nếu mẹ bầu nhiễm virus, vi khuẩn trong thời gian thai kì, đặc biệt 3 tháng thai đầu thì rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt các bệnh: Cúm, sởi, thủy đậu, Rubella,… khiến thai nhi nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, tăng biến chứng, tăng nguy cơ sảy thai, sinh thai non.
Qua những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đang thắc mắc Có nên đi sàng lọc trước sinh không đã có câu trả lời cho mình. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ về sàng lọc trước sinh và khám sức khỏe thai kỳ, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!