Tin tức
Có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật không?
- 18/10/2024 | Tìm hiểu về chất dẫn truyền thần kinh và các yếu tố liên quan
- 22/10/2024 | Tìm hiểu về dây thần kinh quay và bệnh lý liên quan
- 04/11/2024 | Fluoxetine: Thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh và các bệnh lý thần kinh khác
- 09/11/2024 | Có khả năng phục hồi dây thần kinh thị giác được không?
- 25/11/2024 | Đau dây thần kinh chẩm - nguồn cơn của những trận “đau đầu công sở”
1. Tìm hiểu bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật
1.1. Khái quát bệnh lý
Hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm chức năng điều phối hoạt động của nội tạng. Đó là những hoạt động tự động, con người không thể tự nhận thức được như tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn,... Đây chính là hệ thần kinh tự chủ.
Hai thành phần quan trọng tham gia cấu thành hệ thần kinh thực vật ở người là hệ phó cảm và giao cảm. Trong đó, hai hệ thần kinh này vận hành trái ngược nhưng vẫn bổ trợ lẫn nhau, duy trì hoạt động bình thường diễn ra trong cơ thể. Chẳng hạn như hệ giao cảm làm cho tim đập nhanh gây tăng huyết áp, trong khi đó hệ phó cảm lại làm chậm nhịp tim khiến huyết áp giảm.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật khởi phát khi hệ thần kinh giao cảm và phó cảm không còn duy trì hoạt động bình thường, rơi vào trạng thái mất cân bằng. Hệ quả là nhiều cơ quan khác trong cơ thể cũng bị rối loạn theo.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể
1.2. Nguyên nhân
Theo nghiên cứu, tình trạng hệ thần kinh thực vật bị rối loạn có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau như:
- Ảnh hưởng của bệnh lý: Chẳng hạn như loét dạ dày, thoái hóa thần kinh, đái tháo đường, Lupus ban đỏ,...
- Ảnh hưởng của thuốc: Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là khi bệnh nhân ung thư phải hóa trị.
- Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm virus: Hay xuất hiện ở người bị HIV, Lyme.
- Tuổi tác: Càng có tuổi, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể lại càng có xu hướng suy giảm.
- Một số nguyên nhân khác: Do di truyền, căng thẳng dài ngày, vấn đề về rối loạn tâm lý.
Việc sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh
1.3. Triệu chứng
Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng tại nhiều hệ cơ quan. Cụ thể là:
- Triệu chứng tại hệ tim mạch: Nhận thấy nhịp tim tăng, huyết áp tăng. Đôi khi, người bệnh có thể bị tụt huyết áp khi thay đổi tư thế, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim chậm. Sự thay đổi thất thường của nhịp tim khiến cơ thể khó thực hiện vận động thể chất.
- Triệu chứng tại đường tiêu hóa: Người bệnh hay cảm thấy khô miệng, bị tiêu chảy hoặc táo bón, bụng đầy hơi, nôn ói,... Triệu chứng tại đường tiêu hóa gần giống như người bị trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh lý về đường tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng.
- Triệu chứng tại đường tiết niệu: Khó đi tiểu hoặc không thể tự chủ khi đi tiểu, tiểu nhiều hơn bình thường, đi tiểu nhiều về đêm,... Triệu chứng dễ khiến người bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc mắc hội chứng bàng quang kích thích.
- Triệu chứng tại đường hô hấp: Cảm thấy khó thở, nặng tại vùng ngực,... Triệu chứng có xu hướng gia tăng khi bị căng thẳng, dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh hen.
- Triệu chứng thế bài tiết: Sự thay đổi khi tiết mồ hôi, mồ hôi tiết nhiều hoặc ít hơn bình thường, khiến thân nhiệt thay đổi thất thường.
- Triệu chứng tại đường sinh dục: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới ảnh hưởng đến đời sống tình dục, kinh nguyệt bị rối loạn, khô âm đạo ở nữ dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý về rối loạn nội tiết.
- Triệu chứng tại tóc, móng: Hay bị rụng tóc, hỏng móng, da bị khô,...
- Một số triệu chứng khi thay đổi thời tiết: Chẳng hạn như đau cả đầu hoặc nửa đầu, trí nhớ suy giảm, chóng mặt,... những triệu chứng này hay bị nhầm tưởng với tình trạng rối loạn tuần hoàn não.
- Triệu chứng rối loạn cảm giác: Mất cảm giác, hay bị đau, hay cảm thấy tê bì như kim chích,...
- Các thiếu sót vận động: Suy giảm vận động với biểu hiện yếu cơ, nếu kéo dài không điều trị có thể gây teo cơ, dáng đi bị biến dạng,...
Nhịp tim của người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật thay đổi thất thường
2. Có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật không?
Với nhiều người, thay vì đi thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì lại lựa chọn sử dụng các loại cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Liệu đây phương pháp này có hiệu quả hay không?
Theo y học cổ truyền, nhiều cây thuốc thường được sử dụng để chữa trị chứng rối loạn thần kinh. Trong đó, những loại cây quen thuộc phải kể đến là nữ lang, tía tô đất, sâm Ấn Độ, thiên ma, câu đằng,... Tuy nhiên, phương pháp chữa trị rối loạn hệ thần kinh bằng một số loại thảo dược vẫn chỉ mang tính truyền miệng, chưa được khoa học chứng minh cụ thể. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, các loại thảo dược có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ cơ quan trong cơ thể.
Vì vậy, bạn tốt nhất không tự ý dùng cây thuốc không rõ nguồn gốc để chữa rối loạn thần kinh thực vật. Thay vào đó, khi nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng của tình trạng rối loạn thần kinh, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị đúng cách.
Nhiều người băn khoăn không biết nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật hay không
3. Phương pháp chữa trị rối loạn thần kinh thực vật theo y học hiện đại
Rối loạn thần kinh thực vật chưa hẳn là một dạng bệnh lý cụ thể. Đây thực chất là một dạng rối loạn vận động thần kinh tự động. Tuy rằng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bị rối loạn thần kinh thực vật lại bị ảnh hưởng đến khả năng vận động tự động.
Người mắc phải chứng rối loạn này chủ yếu được điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Theo đó trong phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc như:
- Thuốc an thần.
- Thuốc điều trị trầm cảm.
- Thuốc điều trị chứng mất ngủ.
- Thuốc điều trị rối loạn lo âu.
- Thuốc giảm tình trạng tiết mồ hôi.
- Thuốc điều trị tim mạch,…
Thuốc an thần đôi khi sẽ được chỉ định cho người bị rối loạn hệ thần kinh thực vật
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng một vài liệu pháp trị liệu. Chẳng hạn như xông hơi, xoa bóp,... giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Mặt khác, người bệnh không nên bi quan mà hãy suy nghĩ một cách tích cực, duy trì lối sống lành mạnh, vận động thể chất khoa học. Đồng thời, mọi người cần hạn chế tiêu thụ chất kích thích có hại cho cơ thể.
Mong rằng từ chia sẻ chi tiết trên đây, bạn đọc đã có lời giải đáp đáp cho câu hỏi có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật hay không. Nếu chưa thăm khám, tham khảo tư vấn của bác sĩ, bạn không nên áp dụng bất kỳ bài thuốc này từ các loại thực vật không rõ nguồn gốc. Thay vào đó, bạn hãy đi khám tại những địa chỉ y tế uy tín như chuyên khoa Thần kinh thuộc MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!