Tin tức
Cùng bạn tìm hiểu về biểu hiện u nang buồng trứng
- 04/09/2020 | Triệu chứng nhận biết và phương pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
- 08/01/2021 | Cùng tìm hiểu: Mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu?
- 30/11/2020 | Phương pháp mổ nội soi u nang buồng trứng là gì
- 08/09/2020 | Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng và cách điều trị
- 11/01/2021 | Giải đáp thắc mắc: Khi nào cần mổ u nang buồng trứng?
1. Những biểu hiện u nang buồng trứng thường gặp
Có 2 loại u nang, đó là u nang cơ năng và u nang thực thể. Dù là khối u lành tính hay nguy cơ ác tính thì khi điều trị muộn cũng sẽ gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đồng thời còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như xoắn nang, vỡ nang,…
U nang buồng trứng là một bệnh thường gặp ở phụ nữ
Chính vì thế, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh và kịp thời điều trị chính là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ rủi ro. Đa phần u nang buồng trứng thường không có triệu chứng điển hình, thường tình cờ được phát hiện khi đi siêu âm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh:
1.1. Rối loạn kinh nguyệt
Khi những khối u nang xuất hiện trong buồng trứng, chúng có thể làm mất cân bằng hormone estrogen hay progesterone. Những nội tiết tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
Chính vì thế, những bệnh nhân mắc u nang buồng trứng sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như rong kinh, đau bụng kinh, đau vùng chậu, thắt lưng, kinh nguyệt không đều,…
1.2. Nhanh no, đầy bụng
Những khối u sẽ khiến bạn cảm thấy tức, nặng bụng. Đây là một dấu hiệu bệnh khá phổ biến. Ở một số trường hợp khi khối u to dần lên và chèn ép vào trực tràng thì người bệnh sẽ có cảm giác như bị táo bón, dù vẫn giữ thói quen đi vệ sinh như bình thường.
1.3. Rối loạn tiểu tiện
Nhiều phụ nữ mắc căn bệnh này thường có biểu hiện tiểu rất nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là vì những khối u chèn ép lên bàng quang. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ thấy buồn tiểu nhưng lại khó tiểu hoặc rất đau khi tiểu vì khối u có kích thước quá lớn, làm tắc đường tiểu.
Người bệnh có cảm giác đau bụng dữ dội
1.4. Đau vùng xương chậu
Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau khá rõ ràng ở vùng xương chậu, có thể ở vùng bên phải hoặc bên trái của xương chậu. Thông thường, chị em có thể bị đau vùng xương chậu trong ngày kinh nguyệt, nhưng với bệnh nhân mắc u nang buồng trứng thì dù đang không ở “ngày đèn đỏ”, những cơn đau vẫn xảy ra dữ dội.
Lưu ý: Những cơn đau quá dữ dội cũng có thể là một biểu hiện của biến chứng xoắn buồng trứng, do quá trình cung cấp máu tới buồng trứng bị cản trở và khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Những bệnh nhân này cần phải được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm.
1.5. Đau khi “yêu”
U nang buồng trứng cũng khiến người bệnh có cảm giác đau rát ở vùng kín và có thể đồng thời đau cả vùng chậu, cảm thấy đau khi quan hệ vợ chồng. Nếu thấy biểu hiện bất thường này bạn cũng nên đi kiểm tra sớm.
2. Phương pháp điều trị u nang buồng trứng
Rất nhiều nguyên nhân u nang buồng trứng có thể kể đến như do sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, do lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, nhiễm trùng ống dẫn trứng,… Sau khi chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, kích thước nang, tính chất u nang, các biểu hiện bất thường để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiệu quả
2.1. Theo dõi :
- Đối với u nang cơ năng thường sẽ tự tiêu sau 2 - 3 chu kỳ kinh nguyệt.
- Đối với những u nang thực thể nhưng lành tính, kích thước nhỏ thì bác sĩ siêu âm theo dõi định kỳ .
Trong một số u nang có thể gây biến chứng nguy hiểm như : xoắn nang, vỡ nang chảy máu,... cần điều trị cấp cứu kịp thời.
2.2. Sử dụng thuốc tránh thai:
Các bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
2.3. Phẫu thuật:
Phẫu thuật nội soi: Với phương pháp này, mức độ phục hồi sẽ nhanh hơn mổ mở. Khoảng 3 ngày sau phẫu thuật sức khỏe người bệnh có thể trở lại như bình thường và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Phẫu thuật mở u nang buồng trứng: Phương pháp điều trị u nang buồng trứng này thường chỉ áp dụng phương pháp này khi nghi ngờ u nang là ung thư.
3. Cách phòng ngừa u nang buồng trứng
Để phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng, chị em nên luyện tập để nâng cao sức khỏe và đồng thời áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như không nên ăn nhiều các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và chất kích thích. Tốt nhất là nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C,... Lưu ý, mỗi ngày chúng ta nên uống 1,5 - 2 lít nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Khám phụ khoa định kỳ để phòng ngừa biến chứng của bệnh
Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi một cách khoa học, hợp lý. Không nên để cơ thể gặp căng thẳng trong một thời gian dài. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật. Hãy tập luyện thật nhiều để tăng cường độ dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài những phương pháp đã nêu phía trên thì việc khám phụ khoa định kỳ cũng rất quan trọng. Đây là cách tốt nhất, nhanh nhất và chính xác nhất để phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, trong đó có tình trạng u nang buồng trứng. Phát hiện và điều trị sớm, cơ hội khỏi bệnh sẽ cao hơn và quá trình điều trị cũng đơn giản và chi phí điều trị cũng thấp hơn rất nhiều.
Chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 4 đến 6 tháng/lần. Mọi thắc mắc về biểu hiện u nang buồng trứng hay những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!