Tin tức

Đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa? Thông tin nhiều người chưa biết

Ngày 08/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dịch tả lợn Châu Phi ở nước ta gây ra thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe con người trên một số phương diện nhất định. Vậy đến nay, đã có vắc xin dịch tả châu Phi chưa?

1. Khái quát về dịch tả lợn Châu Phi và sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người

1.1. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi 

Bệnh dịch tả châu Phi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus gây bệnh sốt xuất huyết gây ra. Bệnh có tốc độ lây rất nhanh và xảy ra với mọi loài lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng vì tỷ lệ chết lên đến 100%. Virus gây bệnh lý này có sức đề kháng khá cao với môi trường. Tuy đã khỏi bệnh nhưng lợn từng mắc bệnh có thể mang virus trong thời gian dài và trở thành vật chủ mang trùng suốt đời.

Con đường lây nhiễm của virus dịch tả lợn Châu Phi

Con đường lây nhiễm của virus dịch tả lợn Châu Phi

Virus dịch tả lợn Châu Phi sống được trong môi trường nhiệt độ thấp, tồn tại trong thịt lợn sống hoặc môi trường nhiệt độ không cao (3 - 6 tháng), bị chết ở điều kiện nhiệt độ 70 độ C. Sở dĩ virus này có tốc độ lây nhanh, làm bùng phát dịch trên diện rộng và kéo dài là do sức đề kháng của virus tương đối cao.

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc với vật mang mầm bệnh qua cả đường trực tiếp và gián tiếp như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, phương tiện vận chuyển,... Dịch tả Châu Phi không lây sang người nhưng người lại là tác nhân làm phát tán bệnh.

1.2. Ảnh hưởng của dịch tả Châu Phi với sức khỏe con người

Trước khi tìm hiểu đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa bạn cần biết về những ảnh hưởng của dịch bệnh này đối với sức khỏe của chính mình. Về cơ bản, bệnh dịch này không lây và cũng không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người.  

Điều đáng nói là lợn mắc bệnh có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác, trong đó phổ biến nhất là bệnh tai xanh, thương hàn, cúm,... Các bệnh lý này rất nguy hiểm cho con người. Khi ăn phải tiết canh hoặc thịt lợn mang mầm bệnh dịch tả Châu Phi chưa được nấu chín thì chúng sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra các hệ lụy khác.

Nguy hiểm nhất là nếu lợn mắc bệnh tai xanh thì vi khuẩn liên cầu gây bệnh sẽ trú ngụ ở trong miệng và mũi lợn. Khi người có vết thương hở tiếp xúc với lợn mang mầm bệnh dịch tai xanh thì sẽ bị vi khuẩn liên cầu sẽ tấn công cơ thể và gây bệnh. Dấu hiệu cho thấy bị nhiễm khuẩn tai xanh từ lợn gồm: sốt cao, buồn nôn, đau đầu, một số vùng trên cơ thể có hiện tượng xuất huyết, thậm chí còn có triệu chứng nguy hiểm là nhiễm độc ở đường tiêu hóa và viêm màng não.

2. Đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa?

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm lần đầu vào nước ta vào thời điểm tháng 2/2019 sau đó lây rất nhanh ra cả nước, làm tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn, gây thiệt hại về kinh tế hơn 30.000 tỷ đồng. Đến nay, dịch tả Châu Phi vẫn còn ở nhiều địa phương.

Hình ảnh trả lời băn khoăn đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa

Hình ảnh trả lời băn khoăn đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa

Nếu chưa có vắc xin phòng ngừa thì nguy cơ dịch tả Châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan vẫn rất cao. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều người quan tâm về vấn đề đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa.

Sau khi các nhà khoa học Mỹ công bố nghiên cứu thành công chủng virus nhược độc gây bệnh dịch tả Châu Phi, tháng 11/2019,  lãnh đạo Bộ NN&PTNT nước ta đã cử lãnh đạo Cục Thú y sang đây để họp, gặp trực tiếp chuyên gia Mỹ và bàn về kế hoạch phối hợp nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh dịch tả.

Từ 2/2020, nước ta chính thức nghiên cứu và sản xuất loại vắc xin phòng bệnh này dưới sự phối hợp của chuyên gia Mỹ. Đến 7/2020, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo nhập khẩu chủng virus nhược độc đã cắt bỏ gen đem về nghiên cứu và sản xuất vắc xin. Tháng 9/2020, Công ty Navetco đã tiến hành nghiên cứu với 5 lần thử nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá kỹ lưỡng, kết quả nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi của Công ty Navetco đã được chấp nhận. Kết quả này được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín thế giới và Tạp chí Khoa học thú y Việt Nam. Tên vắc xin được công bố là NAVET-ASFVAC. Đến mốc này câu trả lời cho vấn đề đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa là nước ta đã có vắc xin phòng bệnh.

Biện pháp phòng bệnh dịch tả Châu Phi khi vắc xin chưa được cấp phép 

Biện pháp phòng bệnh dịch tả Châu Phi khi vắc xin chưa được cấp phép 

17/5/2022, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Mỹ đã chính thức có thư gửi đến Cục Thú y Việt Nam để xác nhận là vắc xin NAVET - ASFVAC đủ điều kiện an toàn và hiệu lực. Chiều 3/6/2022, Bộ NN&PTNT Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin dịch tả Châu Phi mang tên thương mại là NAVET-ASFVAC.

Trước khi triển khai thương mại mở rộng trên cả nước thì Cục Thú y và Bộ NN&PTNT nước ta đã chỉ đạo tiêm phòng giám sát vắc xin trong phạm vi hẹp với 600.000 liều trên đàn lợn trong độ tuổi 8 - 10 tuần. Sau khi đàn lợn được tiêm phòng sẽ có theo dõi lâm sàng kết hợp ghi chép thông tin hàng ngày về tình trạng sức khỏe của đàn lợn.

Như vậy, với câu hỏi đã có vắc xin dịch tả Châu Phi chưa thì câu trả lời là có nhưng loại vắc xin này vẫn chưa được sử dụng mở rộng trên toàn quốc mà chủ yếu chỉ dùng để tiêm phòng giám sát. Hiện mức độ bảo hộ vẫn chỉ dừng ở mức độ thử và khảo nghiệm chứ không phải là vắc xin thương mại. 

Tóm lại, hiện vẫn chưa có vắc xin phòng dịch tả Châu Phi trong khi bệnh vẫn lây lan rất nhanh. Vì thế, người chăn nuôi nên chủ động phòng ngừa bằng biện pháp sinh học giảm thiểu hệ lụy từ bệnh dịch này. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng lại gây hại một cách gián tiếp, vì thế mỗi cá nhân cũng cần chủ động ăn uống đảm bảo vệ sinh và chú ý chọn thực phẩm được kiểm định rõ ràng để bảo vệ cho sức khỏe.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.