Tin tức

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới?

Ngày 24/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hiện tượng đi tiểu ra máu ở nam giới xảy ra khá phổ biến và mức độ nhẹ, có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt là tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này thì có khoảng 90% khả năng cơ thể bạn đang mắc phải một vấn đề về sức khỏe nào đó. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

1. Như thế nào là tiểu ra máu?

Theo góc nhìn y khoa, hình thái, màu sắc của nước tiểu sẽ phản ánh chân thật về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Đây là sản phẩm của quá trình bài tiết, nước tiểu sẽ có những màu sắc nhất định và một khi chúng thay đổi thì có thể thấy được những điểm bất thường đang xảy ra trong cơ thể. Đang có một bệnh lý nào đó đang đe dọa đến sức khỏe của bạn.

Tùy vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng như tình trạng sức khỏe mà liều lượng và màu sắc sẽ có những điểm khác biệt. Ví dụ như nước tiểu màu vàng đậm thường là do thiếu nước, màu da cam là do sử dụng các loại thuốc như rifampin,… Trong đó tiểu ra máu ở nam giới lại là một dấu hiệu của bệnh lý mà bạn cần hiểu rõ, lúc này trong nước tiểu có lẫn các tế bào hồng cầu dẫn đến nước tiểu có màu đỏ. Khi đi tiểu thì bệnh nhân thường gặp cảm giác nóng rát, đau buốt khó chịu.

Tiểu ra máu là dấu hiệu của một số bệnh lý phổ biến

Tiểu ra máu là dấu hiệu của một số bệnh lý phổ biến

2. Phân loại hiện tượng tiểu ra máu

Tiểu ra máu gồm 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể

Tiểu ra máu đại thể

Khi đi tiểu nước tiểu có màu đỏ mà có thể thấy được bằng mắt thường thì được gọi là tiểu máu đại thể. Tùy vào mức độ bệnh lý mà nước tiểu sẽ có màu đỏ nhạt hay có màu đỏ sẫm, thậm chí còn có những trường hợp xuất hiện máu đông trong nước tiểu. Ngoài ra cũng có những lúc nước tiểu lẫn tế bào hồng cầu lại có màu nâu sẫm hay lắng cặn.

Màu sắc nước tiểu phản ánh chân thật tình trạng sức khỏe của bạn

Màu sắc nước tiểu phản ánh chân thật tình trạng sức khỏe của bạn

Tiểu ra máu vi thể

Đây là trường hợp nước tiểu có màu sắc như nước tiểu bình thường không có màu đỏ. Nhưng khi được đem đi kiểm tra xét nghiệm thì bên trong có hơn 10.000 tế bào hồng cầu trong 1ml nước tiểu. Do đó, trường hợp này rất khó nhận biết bằng mắt thường, nên hầu hết người bệnh phát hiện mình đi tiểu ra máu thường là nhờ đi khám sức khỏe định kỳ có kiểm tra nước tiểu. 

3. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới

Dưới đây là một số nguyên gây nên hiện tượng này:

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thường sẽ ảnh hưởng đến thận gây đau vùng thắt lưng và hai bên hông. Bệnh xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào niệu đạo, đây có thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến có máu lẫn trong nước tiểu. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Ngoài dấu hiệu đi tiểu ra máu thì khi mắc bệnh người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác như đau rát, nước tiểu nặng mùi, có cảm giác muốn tiểu liên tục,… Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng thì bệnh nhân sẽ gặp thêm các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, sốt, nhún lạnh, đau vùng thắt lưng, hai bên hông và vùng chậu.

Thận gặp vấn đề

Vì thận là nơi tạo ra nước tiểu cho nên khi thận gặp vấn đề bệnh lý thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nước tiểu. Dưới đây là một số bệnh thường xảy ra ở thận:

Sỏi thận: Sỏi được hình thành do các chất khoáng bị lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quan,… mà không được thải ra ngoài theo nước tiểu. Kích thước của sỏi từ vài milimet đến vài centimet. Đối với những viên sỏi nhỏ có thể đi theo nước tiểu ra ngoài thì trong quá trình di chuyển, chúng cọ xát với bề mặt niêm mạc gây tổn thương làm cho bệnh nhân bị buốt, rát và tiểu ra máu.

Sỏi khi đi ra ngoài cọ xát với niêm mạc gây chảy máu

Sỏi khi đi ra ngoài cọ xát với niêm mạc gây chảy máu 

Thận đa nang: bệnh nhân khi đi khám bác sĩ sẽ phát hiện ở hố thận xuất hiện các khối u. Ở trường hợp này bệnh nhân thường gặp các dấu hiệu như tiểu ra máu, mủ, đau vùng hông lưng, nồng độ Ure trong máu tăng cao.

Ung thư thận: đối với bệnh lý này thì hầu như có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh thường có dấu hiệu tiểu ra máu. Ung thư thận phát triển từ những khối u ở hố thận, khi tiểu tiện không đau rát nhưng lại có màu đỏ đậm và nhiều.

Lao thận: khi các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, chúng theo mạch máu hay đường bạch huyết mà di chuyển đến thận, gây tổn thương các nhu mô thận. Giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Đến các giai đoạn sau bệnh thường có các dấu hiệu tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt,… Nước tiểu của bệnh ở giai đoạn nhẹ thường bị vẩn đục, đến giai đoạn nặng sẽ có lẫn máu.

Viêm thận, bể thận: người bệnh khi mắc bệnh ngoài dấu hiệu nước tiểu có lẫn tế bào hồng cầu thì bệnh nhân còn bị sốt cao, đau thắt lưng, rét run, đau bụng dưới, tiểu dắt.

Viêm cầu thận cấp: bệnh lý này cũng giống với lao thận là tiểu ra máu vi thể. Bệnh nhân sốt cao, nhiễm trùng da, đau họng và vùng thắt lưng.

Đặt ống thông tiểu

Một số bệnh nhân thường gặp khó khăn khi tiểu tiện do chấn thương, bệnh lý, phẫu thuật. Do đó, sẽ được bác sĩ chỉ định đặt ống thông tiểu dẫn trực tiếp nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Đối với nam giới, ống thông sẽ được đặt bên trong hay bên ngoài, ống sẽ được lưu lại trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Khi đặt ống thông vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong niệu đạo thông qua con đường này, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản ở nam giới, bên cạnh đó tuyến này còn có chức năng ngăn cản không cho độc tố, hóa chất, vi khuẩn đi vào đường tiết niệu.

Khi tuyến tiền liệt phình to gây chèn ép lên niệu đạo dẫn đến tiểu tiện khó khăn. Buộc bàng quang phải co bóp nhiều hơn để thải nước tiểu ra ngoài, quá trình này diễn ra lâu dài sẽ gây tổn thương và chảy máu.

Tuyến tiền liệt phình đại gây chèn ép niệu đạo

Tuyến tiền liệt phình đại gây chèn ép niệu đạo

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ về nguyên nhân tiểu ra máu ở nam giới, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu bạn còn có những thắc mắc và mong muốn được giải đáp thì có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn nhanh chóng. Ngoài ra, trong trường hợp cảm thấy cơ thể có những bất thường, hoặc có hiện tượng đi tiểu ra máu, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tại đây kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.