Tin tức

Điều trị đúng cách các nốt thủy đậu có mủ

Ngày 11/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thuỷ đậu là loại bệnh truyền nhiễm thường thấy do virus gây nên, có thể mắc ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không có cách xử lý đúng có thể dẫn đến nhiễm trùng, nốt thuỷ đậu có mủ, để lại sẹo về sau.

1. Khái niệm bệnh thuỷ đậu 

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm bên ngoài da từ một loại virus lây truyền có tên khoa học là Varicella zoster (VZV) gây nên. Virus thuỷ đậu lây nhiễm thông qua đường hô hấp, sinh hoạt hàng ngày với người lây bệnh, hoặc bị dịch ở nốt thuỷ đậu tiếp xúc với người lành bệnh.

Theo các nghiên cứu thì trẻ em từ 1 đến 5 tuổi thường bị thủy đậu nhiều hơn so với những người trưởng thành. Khi nốt thuỷ đậu có mủ sẽ bị sốt (tùy thể trạng có thể sốt cao đến 40 độ, nhất là ở trẻ em, cần chú ý tình trạng sốt co giật ở trẻ); nổi ban đỏ khắp người và các nốt phồng rộp có nước. Nếu chữa trị không đúng theo chỉ dẫn gây ra biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể như viêm não, nội tạng, cơ tim, vô sinh,...

Thuỷ đậu do virus gây ra nên rất phổ biến

Thuỷ đậu do virus gây ra nên rất phổ biến

2. Bệnh thuỷ đậu phát triển như thế nào? Khi nào thì khỏi

Quá trình phát triển của bệnh thủy đậu được các nhà khoa học nghiên cứu và chia ra 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh, được hiểu là việc đã nhiễm virus nhưng chưa phát bệnh diễn ra trong vòng từ 10 - 15 ngày. Một số trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu như người cao tuổi, phụ nữ đang giai đoạn mang thai, người đang mắc tiểu đường tuýp, các bệnh lý khác như cao huyết áp, trẻ em từ 1 - 5 tuổi,... thì thời gian phát bệnh sẽ nhanh hơn, từ 5 đến 10 ngày.

Giai đoạn 2: Phát bệnh

Sau thời gian ủ bệnh là giai đoạn phát thủy đậu, cơ bản thường kéo dài trong vòng 24 - 28 giờ đồng hồ. Bệnh được biểu hiện ở thể nhẹ, triệu chứng như sau: người bị thuỷ đậu sốt nhẹ, nhức đầu theo từng cơn, đau mỏi cơ, cơ thể uể oải, chán ăn và khắp người phát ban đỏ (gần giống bệnh phát ban). Giai đoạn này, các triệu chứng giống với một số bệnh khác như sốt phát ban, viêm não mô cầu,… nên người mắc cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm.

Giai đoạn 3: Bệnh thuỷ đậu toàn phát

Ca mắc có những triệu chứng rõ ràng như: xuất hiện trên da nhiều nốt mụn nước lấm tấm như những hạt đậu, nhìn kỹ thì có dịch đặc màu trắng ngà như mủ. Những nốt thuỷ đậu có mủ mụn nước nhiều và trải khắp trên cơ thể, thậm chí, một số trường hợp còn mọc ở cả phần bên trong miệng. Các triệu chứng ở giai đoạn 2 vẫn diễn ra ở giai đoạn này.

Nốt thuỷ đậu có mủ có thể gây nhiễm trùng máu

Nốt thuỷ đậu có mủ có thể gây nhiễm trùng máu

Giai đoạn 4: Hồi phục sau bệnh thuỷ đậu

Nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị thì chỉ 7 - 10 ngày phát bệnh là ca bệnh sẽ hoàn toàn khỏi. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng những kiêng cữ được tư vấn, chủ quan dẫn đến nốt thuỷ đậu có mủ gây ra khó chịu và có thể gây nhiễm trùng, lâu khỏi.

3. Nốt thuỷ đậu có mủ dễ gây nguy hiểm

Nốt thuỷ đậu có mủ là tình trạng bị bội nhiễm các loại vi khuẩn trên da (do liên cầu khuẩn hoặc bị nhiễm trùng). Dấu hiệu của nốt thủy đậu có mủ là nổi các nốt mụn đỏ, có mủ đục bên trong. Nguyên nhân có thể do không chăm sóc, vệ sinh các nốt mụn khi chúng ở giai đoạn toàn phát, sạch sẽ hoặc bị vỡ nước trong nốt mụn.

Nốt thuỷ đậu có mủ khiến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, đi vào vết thương rồi tiếp tục tới máu, gây ra tình trạng nặng, nhiễm trùng máu. Cho dù các ca bệnh bị nốt thuỷ đậu có mủ có khỏe lại thì nốt mụn đã lên mủ cũng chuyển sẹo lõm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Nốt thuỷ đậu có mủ có thể để lại sẹo sau khi khỏi

Nốt thuỷ đậu có mủ có thể để lại sẹo sau khi khỏi

4. Làm thế nào để điều trị nốt thuỷ đậu có mủ?

Khi nốt thuỷ đậu có mủ, tuyệt đối không được gãi để tránh nốt mụn mủ bị vỡ ra, dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng mủ và thuốc bôi đặc trị. 

Bác sĩ sẽ chỉ định uống kháng sinh thông thường như Amoxicillin 500mg và các thuốc giảm đau như Paracetamol,... Liều lượng, loại thuốc sẽ kê theo tình trạng cụ thể của bệnh, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về uống.

Trong trường hợp nốt thủy đậu bị vỡ, có thể sát khuẩn bằng thuốc oxy già (H202) hoặc sát khuẩn betadine, xanh methylen để bôi vết thương. Sau khi dùng xong cần loại bỏ các phế phẩm vào túi bóng, tiêu huỷ đúng cách để tránh lây nhiễm cho người khác.

Đối với trường hợp trẻ em bị nốt thuỷ đậu có mủ thường sốt cao từ 38 độ trở lên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ điều trị kịp thời, phòng cơ thể mất nước, nhiễm trùng máu và phòng chống các di chứng không mong muốn xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Điều trị nốt thuỷ đậu có mủ không khó

Điều trị nốt thuỷ đậu có mủ không khó

Bệnh thuỷ đậu rất phổ biến, chính vì vậy, mọi người hãy trang bị những kiến thức, cơ bản nhất để có thể điều trị nhận biết và điều trị, tránh để lại di chứng. Ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến các bác sĩ để có biện pháp xử lý với cả trường hợp bệnh nặng.

Nếu bạn hoặc người thân đang bị thủy đậu, các nốt có dấu hiệu mưng mủ thì hãy đến ngay Khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, điều trị. Bệnh viện là đơn vị y tế uy tín trong chăm sóc, điều trị các bệnh da liễu nói chung và bệnh thủy đậu nói riêng. Các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, điều trị, mang lại sự an tâm cho người bệnh.

Nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng nốt thuỷ đậu có mủ hoặc bất kỳ thông tin sức khỏe nào khác, vui lòng gọi đến hotline của chúng tôi 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc cũng như tư vấn điều trị miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.