Tin tức
Điều trị ung thư vú: Những phương pháp phổ biến và lưu ý sau điều trị
- 23/12/2024 | Tự sờ thấy khối u vú to bằng hạt lạc, người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả chẩn đoán ung thư vú...
- 13/04/2025 | Bị ung thư vú giai đoạn 1 sống được bao lâu? Bạn đã biết điều này?
- 13/04/2025 | Ung thư vú sống được bao lâu sau khi chẩn đoán và điều trị bệnh?
- 09/05/2025 | Triệu chứng ung thư vú giai đoạn đầu: Nhận biết sớm - điều trị kịp thời
- 26/05/2025 | Đột biến gen BRCA1 - Nguy cơ ung thư vú tiềm ẩn
- 02/06/2025 | Xét nghiệm ung thư vú ở Bắc Ninh - lựa chọn địa chỉ nào uy tín?
1. Vài thông tin về ung thư vú
Nhiều người cho rằng, bệnh ung thư vú chỉ xảy ra ở nữ giới. Tuy nhiên, đây là căn bệnh cũng có thể gặp ở nam giới, mặc dù tỷ lệ nam giới mắc bệnh là rất thấp.
ung thư vú là tình trạng những tế bào ung thư xuất hiện ở bên trong nhu mô tuyến vú, các tiểu thùy sản xuất sữa. Sau một thời gian, những tế bào ung thư sẽ nhân lên và hình thành những khối u.
Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, tế bào và những khối u sẽ tiếp tục lan nhanh đến các hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác trong cơ thể, gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
Triệu chứng ung thư vú rất đa dạng. Trong đó, các triệu chứng thường thường gặp có thể kể đến như thay đổi kết cấu da quanh núm vú, tiết dịch núm vú, da vú có vết lõm, kích thước ngực thay đổi, đau vú, núm vú bị tụt vào bên trong,...
Kích thước ngực thay đổi bất thường có thể do ung thư
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư vú. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bao gồm:
- Gen di truyền: Một số gen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Chính vì thế, nếu trong gia đình có bà, mẹ hay chị gái hoặc em gái bị bệnh, bạn nên tầm soát ung thư vú.
- Thay đổi nội tiết tố cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến tuyến vú và tăng nguy cơ ung thư.
- Thói quen sinh hoạt và môi trường sống: Ngoài những yếu tố nêu trên, những thói quen sinh hoạt hàng ngày và môi trường sống của bạn, chẳng hạn như lười vận động, thường xuyên dùng chất kích thích, môi trường nhiều hóa chất độc hại,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
2. Điều trị ung thư vú
Sau khi thăm khám triệu chứng, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm vú, chụp X-quang vú, chụp MRI, sinh thiết vú hoặc một số xét nghiệm như xét nghiệm miễn dịch mô hóa học, xét nghiệm di truyền,... để có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Đối với những người bệnh được phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt rộng tổn thương, liệu pháp nội tiết, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích,... để giảm nguy di căn xa. Các phương pháp điều trị ung thư vú có thể được kết hợp để mang lại tối ưu hiệu quả điều trị
Nếu bệnh đã trong giai đoạn di căn, bác sĩ thường lựa chọn các liệu pháp toàn thân, đồng thời kết hợp với xạ trị hay hóa trị hoặc phẫu thuật nhằm giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư vú phổ biến
2.1. Phẫu thuật
Các bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Dưới đây là một số loại phẫu thuật điều trị ung thư vú thường được áp dụng:
- Phẫu thuật bảo tồn vú: Là phương pháp cắt bỏ khối bướu và một phần mô lành xung quanh, giữ lại được một phần mô vú. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được kết hợp xạ trị để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú (đoạn nhũ): Là cắt bỏ toàn bộ tuyến vú mang bướu và da trên bướu, có hoặc không bảo tồn núm vú.
- Phẫu thuật nạo vét hạch nách hoặc sinh thiết hạch lân cận: Thường được áp dụng trong những trường hợp ung thư đã xâm lấn hoặc có hạch nách hay ung thư vú dạng viêm sau hóa trị.
- Phẫu thuật tái tạo vú: Là phương pháp tạo ra hình dạng vú mới bằng cách
đặt túi độn hay sử dụng các mô từ bộ phận khác của cơ thể để tạo bộ ngực mới.
2.2. Xạ trị vú
Là phương pháp dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong đó, có nhiều hình thức xạ trị như xạ trị vú, xạ trị thành ngực, xạ trị vào các hạch vùng, xạ trị não, xạ trị cột sống.
- Đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm: Phương pháp xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật để giảm khả năng tái phát tại chỗ, tại vùng.
- Đối với những trường hợp bệnh đã di căn xa: Xạ trị giúp giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da, sạm da, viêm da, mệt mỏi, nôn, viêm phổi,...
2.3. Điều trị toàn thân ung thư vú
Điều trị ung thư vú bằng phương pháp điều trị toàn thân nhằm mục đích giảm kích thước khối u, tiêu diệt triệt để tế bào ung thư, giảm nguy cơ di căn (đối với bệnh nhân phát hiện bệnh sớm), giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống nếu bệnh đã ở giai đoạn muộn . Cụ thể:
- Hóa trị: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hóa trị cho từng người bệnh cụ thể, có thể dùng thuốc theo đường uống hoặc đường tiêm, đơn chất hoặc cũng có những trường hợp cần phối hợp các loại thuốc khác nhau.
- Liệu pháp nội tiết: Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và các phương pháp cụ thể cho từng người bệnh.
- Liệu pháp dùng thuốc điều trị nhắm trúng đích: Là phương pháp dùng thuốc để nhắm vào những khối u và tế bào ác tính.
3. Lưu ý sau điều trị ung thư vú
Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần thực hiện sau khi điều trị ung thư vú để sớm phục hồi sức khỏe:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng phục hồi và nguy cơ tái phát bệnh.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng.
- Người bệnh cần được sự hỗ trợ, quan tâm từ người thân, bạn bè hoặc các chuyên gia tâm lý.
Chị em nên đi khám định kỳ, tầm soát ung thư vú để phát hiện sớm những thay đổi trong cơ thể và kịp thời khắc phục.
Trên đây là một số phương pháp điều trị ung thư vú và một số lưu ý sau điều trị. Nếu còn có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với các chuyên gia tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
