Tin tức

Đứt dây chằng chéo khớp gối - thời điểm phẫu thuật hợp lý

Ngày 25/09/2016
Ban biên tập
Bị đứt dây chằng chéo khớp gối thường có biểu hiện sưng, đau và hạn chế vận động,... các triệu chứng này có thể giảm đi trong những ngày đầu, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ đến tránh để lại hậu quả khôn lường.

Bệnh nhân Đ.T.M, 44 tuổi vào viện do đau khớp gối phải sau ngã xe máy 12 giờ. Theo bệnh nhân kể: do đang đi xe máy (xe ga) phanh gấp nên xe mất cân bằng nghiêng về 1 bên và bệnh nhân đã dùng chân phải chống xe, sau ngã thấy đau khớp gối phải, hạn chế vận động nhẹ, ở nhà bệnh nhân đã nghỉ ngời dùng đá chườm khớp gối, tuy nhiên khớp gối không giảm đau và có sung nề nên đã đi khám.

Bệnh nhân đã đến MEDLATEC khám trong tình trạng: Toàn trạng: Tỉnh, tiếp xúc tốt, khám các cơ quan chưa phát hiện bệnh lý. Khớp gối phải: Sưng, nóng, đau khi thăm khám, các dấu hiệu: lỏng khớp, dấu hiệu ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachman, dấu hiệu Pivot shift đều nghi ngờ (bệnh nhân đau -phối hợp hạn chế).


Sưng, nóng, đau là những dấu hiệu của đứt dây chằng chéo.

Bệnh nhân đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định: Chụp Xquang và siêu âm khớp gối phải. Kết quả: Trên phim Xquang không thấy hình ảnh tổn thương xương, không thấy hình ảnh trật khớp; siêu âm: các dây chằng và sụn chêm khớp gối không thấy bất thường, ngách xương bánh chè có lớp dịch dày 6mm, có dày bao hoạt dịch nhẹ.

Với kết quả thăm khám trên, ở thời điểm sau chấn thương 12 giờ, bác sĩ đã quyết định xử trí:

- Chế độ sinh hoạt: Giảm vận động, chườm mát.
- Dùng thuốc: Giảm viêm, chống đau.
- Hẹn tái khám sau 1 tuần, hoặc tái khám sớm hơn nếu triệu chứng sưng đau tăng.

Tuy nhiên, có thể bận rộn, có thể triệu chứng những ngày đầu giảm đi nên bệnh nhân đã chủ quan và từ chối tái khám theo lịch (đến hẹn bệnh nhân không tái khám, bệnh viện đã liên lạc qua điện thoại nhưng bệnh nhân không nghe máy).

Và sau ngày chấn thương 4 tuần (sau lịch tái khám 3 tuần), bệnh nhân có quay trở lại khám do chân sưng, đau và hạn chế vận động.

Lúc này, kết quả thăm khám và kết quả chụp MRI: đứt dây chằng chéo trước.

Bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa hội chẩn cùng chuyên gia đầu ngành bệnh viện Việt Đức: PGS.TS Ngô Văn Toàn và có hướng xử trí:

- Do bệnh nhân còn có nhu cầu vận động mạnh và bệnh nhân 44 tuổi.
- Với kết quả trên - bệnh nhân nên phẫu thuật  khớp gối.

Tuy nhiên, để cuộc phẫu thuật đạt kết quả cao, bệnh nhân cần được chuẩn bị trước phẫu thuật:

- Điều trị bằng thuốc để hết tình trạng sưng nề.

- Tập luyện hàng ngày để khớp gối gần về bình thường (đi lại, gấp, duỗi - tránh các động tác xoay khớp gối, đặc biệt xoay đột ngột).

Dự kiến công tác chuẩn bị trước phẫu thuật mất 2 tuần.

Một số thông tin về bệnh đứt dây chằng chéo trước khớp gối

Khớp gối gồm có dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, trong đó, dây chằng chéo trước khớp gối giữ cho phần cẳng chân của bệnh nhân không bị bán trật ra phía trước.

Có khoảng 70% tổn thương dây chằng chéo trước do nguyên nhân chấn thương gián tiếp, trong khi khoảng 30% do chấn thương trực tiếp. Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương (đứt hoàn toàn hoặc bán phần) sẽ có các triệu chứng:

- Ngay sau tổn thương: Sưng, đau, hạn chế vận động. Tình trạng sưng đau sẽ giảm dần nếu được dùng thuốc giảm đau, chống viêm và hạn chế vận đồng.

- Về sau, vận động hạn chế; thỉnh thoảng bị sụm ngã, nhất là khi chạy, nhảy, leo cầu thang hay khi đi nhanh và xoay người đột ngột.

Hướng xử trí

- Ngay sau tổn thương (do các tổ chức bị chấn thương đang trong giai đoạn cấp: đau nhiều khó thăm khám; sung nề, dịch máu nhiều sẽ hạn chế trong nhận định tổn thương của Xquang, siêu âm và MRI): Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, hạn chế vận động.
- Sau 1 đến 2 tuần: ngoài khám lâm sàng, chụp MRI để chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ tổn thương. Từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Nếu bệnh nhân còn nhu cầu vận động mạnh: bệnh nhân trẻ, chơi thể thao, … thì nên phẫu thuật

Thời điểm phẫu thuật: Phẫu thuật khi đã hết tình trạng viêm và khớp gối đã trở về gần như bình thường với mức độ co duỗi hoàn toàn bình thường. Việc mổ quá sớm khi gối còn sưng nề khiến bệnh nhân có nguy cơ bị cứng khớp gối sau mổ (thường mổ sau chấn thương khoảng 3-5 tuần).

Tuy nhiên, phẫu thuật luôn có các nguy cơ biến chứng trong và sau khi mổ nên người bệnh cần trao đổi kỹ  với bác sĩ phẫu thuật để đạt được kết quả tốt nhất sau mổ.

Phòng bệnh: Nên tránh một số tình huống:

- Chấn thương trực tiếp vào mặt trước gối, hay gặp trong cú va chạm trong tình huống cản bóng; tai nạn giao thông.

- Chấn thương gián tiếp:

+ Đang chạy, dừng đột ngột và chuyển hướng nhanh chóng;
+ Xoay người sang phía đối diện trong lúc bàn chân giữ nguyên;
+ Cú nhảy cao, rơi một chân tiếp đất trong tư thế không thuận.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.