Tin tức
Gãy xương đùi có nguy hiểm không và phương pháp điều trị
1. Nguyên nhân nào gây gãy xương đùi?
Xương đùi gãy do nhiều nguyên nhân. Và thống kê cho thấy, trẻ em và người già dễ bị gãy xương đùi hơn do tình trạng xương chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ em và xương bị lão hóa ở người già. Xương đùi bị gãy chủ yếu là do chấn thương, va đập trong khi làm việc, luyện tập hoặc do tai nạn té ngã.
Lúc này, xương đùi có thể bị gãy theo kiểu gãy ngang, gãy xiên, đứt gãy xoắn ốc hay thậm chí là gãy thành nhiều mảnh. Và tình trạng gãy có thể là gãy kín bên trong hoặc gãy hở bên ngoài, tức là có có sự thông thương giữa ổ gãy xương với môi trường bên ngoài hở kèm chảy máu.
Gãy xương đùi do chấn thương trong luyện tập hoặc do tai nạn té ngã
2. Triệu chứng gãy xương đùi là gì?
Triệu chứng của gãy xương đùi sẽ khác nhau tùy vào tình trạng và dạng gãy xương như đã nói ở trên. Nhưng nhìn chung, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
● Nạn nhân cảm thấy đau đớn và khó chịu ở vùng đùi.
● Nạn nhân không thể đứng vững và rất đau khi đi lại.
● Nếu gãy xương đùi hở thì xương có thể lộ ra bên ngoài, vết thương hở chảy máu kèm bầm tím, đau nhức.
● Chân bị thương bị vẹo và trông ngắn hơn chân còn lại.
3. Chữa xương đùi bị gãy như thế nào?
Sau khi kiểm tra, thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ có phương án điều trị gãy xương đùi phù hợp, nhưng nhìn chung là bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và dùng thuốc, cụ thể như sau.
Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ bao gồm đóng đinh nội tủy, cố định bên ngoài, dùng nẹp và ốc vít,… Mục đích chính của những việc này là giúp xương đùi bị gãy mau chóng liền, và khi liền thì sẽ đảm bảo độ chắc chắn và linh hoạt của xương.
Điều trị gãy xương đùi bằng phẫu thuật để xương mau liền và chắc chắn, linh hoạt
Dùng thuốc
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc giãn cơ để quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn.
4. Điều trị gãy xương đùi bao lâu thì lành?
Thực tế thì thời gian lành sẽ khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ và tình trạng gãy xương đùi, chất lượng xương, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, cách chăm sóc và nghỉ ngơi, mức độ tiếp nhận điều trị của cơ thể,…
Nhưng thường thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn ở những người bị gãy xương đùi dưới 25 tuổi, chế độ ăn giàu canxi và khoáng chất, nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Sau 3 - 6 tháng bị gãy xương đùi và điều trị tích cực thì xương đùi có thể liền lại và người bệnh có thể đi đứng, sinh hoạt bình thường.
5. Lưu ý gì khi điều trị gãy xương đùi?
Để xương đùi mau chóng hồi phục thì bạn không được bỏ qua những lưu ý quan trọng sau trong quá trình điều trị.
Chú trọng dinh dưỡng
Chế độ ăn hàng ngày cần đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, ưu tiên những thực phẩm giàu canxi và khoáng chất magie, sắt, kẽm,… để tốt cho xương, giúp xương mau hồi phục. Những thực phẩm đó bao gồm hải sản, cá hồi, hạt lanh, quả mọng, rau xanh đậm, nấm, sữa và chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm giàu canxi giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của xương bị gãy
Vận động nhẹ nhàng
Sinh hoạt, cụ thể là vận động nhẹ nhàng dưới sự hỗ trợ của nạng hoặc người thân. Tuyệt đối không đi lại nhanh hay vận động mạnh ngay sau khi bó bột hay phẫu thuật để phòng tránh biến chứng. Ngoài ra, cũng không nên tác động mạnh lên vùng đùi bị gãy xương để tránh làm xương bị lệch, gây đau đớn và có thể phải phẫu thuật lại.
Tuân thủ tái khám
Đây chính là một trong những lưu ý cực kỳ quan trọng trong khi điều trị gãy xương đùi. Theo đó, cần phải tuân thủ lịch trình tái khám của bác sĩ để theo dõi quá trình phục hồi của xương cũng như các tình trạng khác về sức khỏe. Từ đó, có những điều chỉnh cho phù hợp, giúp gia tăng kết quả điều trị và rút ngắn thời gian xương lành.
6. Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương đùi?
Để phòng ngừa gãy xương đùi, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau.
● Duy trì sự chắc khỏe của xương bằng chế độ ăn giàu canxi và khoáng chất. Ưu tiên ăn các loại thực phẩm từ hải sản, cá, các loại đậu, hạt, sữa và chế phẩm từ sữa,…
● Tập luyện các bài tập gia tăng trọng lượng lên xương đùi như lên xuống cầu thang, squats, tập tạ,… để phòng ngừa loãng xương và tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.
● Phòng chống té ngã trong không gian sống bằng cách trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, bố trí nội thất khoa học, không để sàn nhà bị ướt để tránh trơn trượt,…
● Cẩn thận khi làm việc, nhất là làm việc trên cao. Luôn trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ lao động để phòng tránh tai nạn, nếu có tai nạn xảy ra thì cũng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về sức khỏe.
● Tập luyện thể thao đúng cách, chẳng hạn như luôn khởi động trước khi tập, nghỉ giải lao giữa giờ tập, chọn bài tập phù hợp với điều kiện sức khỏe hoặc kết hợp đa dạng các bài tập như chạy bộ với bơi lội, tập tạ với đánh tennis,…
Tập luyện nhẹ nhàng và đúng cách để phòng ngừa chấn thương, trong đó có gãy xương đùi
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng gãy xương đùi để biết cách phòng tránh. Đặc biệt là nhận biết các dấu hiệu xương đùi bị gãy để đi khám và điều trị nhanh chóng, tránh các biến chứng về sức khỏe.
Mọi thắc mắc khác hoặc đang có nhu cầu điều trị các bệnh lý về xương khớp, bạn có thể đến Chuyên khoa Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và có phương án điều trị tích cực.
Quý khách cũng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ khách hàng đặt lịch nhanh chóng tại Bệnh viện và các Phòng khám của MEDLATEC trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!