Tin tức

Giải đáp băn khoăn: Niềng răng có làm răng bị yếu không

Ngày 19/08/2021
Hiện nay niềng răng đang trở thành một trào lưu rất được ưa chuộng bởi những tác dụng thực sự mà nó mang lại. Tuy nhiên, cũng vì lo lắng niềng răng có làm răng bị yếu không mà không ít người vẫn chưa dám làm đẹp “cái góc con người”. Vậy thực sự niềng răng có gây ra hậu quả ấy không, chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Liệu thực sự niềng răng có làm răng bị yếu đi không

1.1. Niềng răng là như thế nào

Niềng răng là phương pháp dùng các khí cụ nha khoa chuyên dụng như mắc cài, dây thun, khay niềng hoặc hàm tháo lắp để dịch chuyển, điều chỉnh phương, thế, chiều răng cho răng trở nên đều, đẹp và cân đối hơn. Đây đang là một trào lưu thẩm mỹ nha khoa hiện đang rất phổ biến; được xem là “cứu cánh” đối với những người có vấn đề về nha khoa như: răng vẩu, răng thưa, răng khấp khểnh,... 

niềng răng có làm răng bị yếu không

Niềng răng giúp bạn tự tin hơn khi nở nụ cười

Tác dụng của niềng răng có thể kể đến như:

- Tăng tính thẩm mỹ cho vùng cung hàm từ đó cải thiện sự tự tin.

- Hỗ trợ cho khớp cắn trở nên hài hòa nhờ đó mà khả năng nhai trở nên tốt hơn.

- Ngăn ngừa tác động xấu đến cung hàm và khớp thái dương.

1.2. Răng có thể bị yếu đi do niềng hay không

Khi niềng răng thì cung hàm sẽ phải chịu tác động của khay niềng hoặc mắc cài nên nhiều người không tránh khỏi lo lắng niềng răng có làm răng bị yếu không. Đó là chưa kể đến những trường hợp có hàm răng phức tạp, muốn niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất thì cần nhổ răng đi thì lo lắng này càng dễ hiểu.

Thực tế từ số đông những người đã từng niềng răng cho thấy việc làm này không hề khiến răng bị yếu đi. Một số trường hợp xảy ra tình trạng răng bị yếu sau khi niềng là do rất nhiều yếu tố như: tay nghề và trình độ của bác sĩ, vật liệu niềng răng, kỹ thuật thực hiện,... Điều đó cũng có nghĩa là nếu như việc niềng răng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tốt, sử dụng vật liệu chuẩn,... thì răng không những vẫn chắc khỏe như ban đầu mà còn đều đặn và đẹp hơn trước.

2. Phương hướng xử trí khi răng bị yếu đi sau niềng

2.1. Cách xử trí khi răng bị yếu đi sau khi niềng

Mặc dù tỷ lệ trường hợp bị yếu răng sau khi niềng rất là thấp nhưng không có nghĩa là điều đó không xảy ra. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, tốt nhất bạn nên:

- Gặp bác sĩ nha khoa

Nhiều người sau khi niềng răng một thời gian thì phát hiện ra răng của mình bị yếu đi nên hoang mang, tự tìm hiểu cách khắc phục và làm hết cách này đến cách khác. Việc làm này vừa không thể giải quyết được vấn đề vừa dễ khiến răng đã yếu càng yếu hơn hoặc thậm chí còn mắc bệnh lý nha khoa. 

Chọn cơ sở nha khoa uy tín để không phải lo lắng niềng răng có làm răng bị yếu không

Chọn cơ sở nha khoa uy tín để không phải lo lắng niềng răng có làm răng bị yếu không

Vì thế, tốt nhất trong tình huống này, hãy liên hệ hoặc đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân từ đó có hướng khắc phục hiệu quả. Thường thì trong những trường hợp như vậy bác sĩ sẽ chụp X-quang để xem tình trạng xương và chân răng như thế nào rồi mới căn cứ vào đó để có biện pháp xử lý. Nếu răng yếu do bệnh nướu răng có thể bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật điều trị hoặc kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Nếu răng yếu do chân răng bị ngắn đi, mật độ xương hàm kém thì có thể sẽ phải ghép thêm xương răng,...

- Điều chỉnh ăn uống

Trong quá trình chỉnh nha, do xương hàm xung quanh được tái tạo lại nên sẽ xảy ra tình trạng chân răng dịch chuyển và yếu hơn trước. Tuy nhiên, về lâu về dài nó không phải là lý do khiến bạn phải lo lắng niềng răng có làm răng bị yếu không. Để tránh làm cho răng yếu đi, tốt nhất những ngày đầu sau niềng răng nên hạn chế ăn thực phẩm gây nhiều áp lực cho răng như các món cứng, dai, giòn,... Thay vào đó, bạn nên ăn đồ ăn mềm, cắt nhỏ thức ăn ra và hạn chế các động tác mạnh cho răng.

Vệ sinh răng đúng cách giúp răng không bị yếu đi sau khi niềng

Vệ sinh răng đúng cách giúp răng không bị yếu đi sau khi niềng

- Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Suốt thời gian niềng răng bạn cần phải duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Việc làm này sẽ giúp sức khỏe răng lợi được bảo vệ tốt hơn từ đó tránh được tình trạng răng sau niềng bị yếu đi do bệnh lý nha khoa.

2.2. Biện pháp phòng tránh cho răng không bị yếu đi sau khi niềng

Như đã chia sẻ về thắc mắc niềng răng có làm răng bị yếu không trên đây thì chúng ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố khiến cho răng có thể bị yếu đi sau khi niềng như: trình độ và kỹ thuật của người thực hiện, vật liệu được dùng để niềng răng, biện pháp bảo vệ sức khỏe nha khoa sau niềng,... Vì thế, để không phải lo lắng niềng răng có làm răng bị yếu không thì quan trọng nhất là bạn cần tìm đến một địa chỉ nha khoa đã được nhiều người đánh giá về độ uy tín trong lĩnh vực này.

Khi niềng răng tại cơ sở y tế uy tín tức là quá trình niềng răng sẽ được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề tốt nên căn lực siết mắc cài chuẩn. Điều này giúp cho răng không phải chịu áp lực quá mạnh hay quá nhanh khi siết và tất nhiên nó sẽ làm giảm thiểu tỷ lệ ngắn của chân răng cũng như nguy cơ răng yếu đi sau niềng.

Không những thế, tại cơ sở nha khoa uy tín bạn cũng sẽ được dùng những vật liệu niềng răng chuẩn, được bác sĩ chụp và đọc phim X-quang đúng từ đó phát hiện ra các vấn đề của răng như: xương hàm khó phát triển, chân răng ngắn,... Khi phát hiện ra những vấn đề ấy bác sĩ sẽ biết nên xử lý thế nào để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu những chia sẻ trên đây vẫn còn khiến bạn băn khoăn về nguy cơ răng bị yếu đi sau khi niềng, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ hơn, từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định thẩm mỹ nha khoa cho mình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ