Tin tức
Giải đáp băn khoăn: xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không
- 16/12/2020 | Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu và một vài lưu ý cần biết
- 21/12/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm máu trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý
- 12/12/2020 | Tìm hiểu giá xét nghiệm máu tổng quát và cơ sở thực hiện uy tín
1. Xét nghiệm máu và những vấn đề cơ bản có liên quan
1.1. Xét nghiệm máu có ý nghĩa gì, dành cho ai
Xét nghiệm máu là một hình thức giúp bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác hơn. Không những thế, nó còn giúp người bệnh hiểu được thực trạng sức khỏe và cơ thể của mình. Thông qua xét nghiệm này mỗi người trong chúng ta sẽ phát hiện sớm một số loại bệnh tật để có phương án điều trị kịp thời, ngăn chặn các hệ lụy không đáng có.
Nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC lấy mẫu máu tại nhà cho khách hàng
Ngoài ra, đây còn là loại xét nghiệm nếu được thực hiện định kỳ sẽ giúp nhận biết sự thiếu/thừa các chất trong cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm có được sự phát triển cân đối. Đặc biệt, xét nghiệm máu còn giúp cảnh báo bệnh có nguy cơ mắc phải trong tương lai từ đó chủ động tìm phương án điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cuối cùng, một ý nghĩa không kém phần quan trọng đó là xét nghiệm máu giúp chẩn đoán sớm một số bệnh ung thư, sàng lọc bệnh ở trẻ sơ sinh để đưa ra phương pháp điều trị từ sớm.
Chuyên gia y tế khuyên rằng, bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, mỗi năm đều nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ để bảo đảm sức khỏe của mình. Một số loại xét nghiệm phổ biến trong những lần khám này có thể kể ra như: xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, tiểu đường, mỡ máu, tổng phân tích máu, điện giải đồ, chức năng tuyến giáp,... Những bệnh nhân đã được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu khi thăm khám thì không nên từ chối thực hiện bởi nó giúp chẩn đoán và nhận diện chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
1.2. Thời điểm lấy máu để có kết quả xét nghiệm tốt nhất là khi nào
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu thực hiện xét nghiệm. Một số loại xét nghiệm máu nếu làm không đúng thời điểm thì các chỉ số sinh hóa máu sẽ cho kết quả không chính xác. Một số loại xét nghiệm máu cần người bệnh nhịn ăn, không dùng nước hoa quả, không sử dụng chất kích thích,... trong 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm.
2. Xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không
2.1. Liệu ăn rồi mới xét nghiệm máu thì kết quả có chính xác không
Việc nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu vào khoảng 12 giờ được xem là yêu cầu cần thiết đối với một số loại xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất. Vậy xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không? Câu trả lời cho băn khoăn này đó là tùy vào đặc thù của từng loại xét nghiệm và từng loại bệnh mà tính chính xác của kết quả xét nghiệm mới bị ảnh hưởng của việc đã ăn trước đó.
Sở dĩ trong một số trường hợp kết quả xét nghiệm máu sẽ bị ảnh hưởng bởi việc người bệnh ăn gần thời gian lấy mẫu là vì chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường glucose rồi hấp thụ tại ruột và chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Điều này làm tăng lượng đường hoặc mỡ trong máu và khiến cho kết quả xét nghiệm không chính xác.
Bác sĩ giải đáp cho bệnh nhân về băn khoăn xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không
Như vậy thì xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không hoàn toàn phụ thuộc vào loại hình xét nghiệm mà người bệnh thực hiện. Nếu đang cần thực hiện xét nghiệm máu có yêu cầu nhịn trước khi lấy mẫu nhưng bạn lỡ ăn hoặc uống gì đó thì nên nói chuyện với bác sĩ để dời thời gian lấy mẫu. Việc làm này sẽ giúp bạn có được kết quả chẩn đoán chính xác về sức khỏe của mình, đỡ mất công sức và tiền bạc thực hiện lại xét nghiệm.
2.2. Những trường hợp cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu
Như ở trên đã chia sẻ, không phải mọi trường hợp xét nghiệm máu đều cần nhịn ăn. Chỉ những trường hợp sau mới nên nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm:
- Xét nghiệm đường huyết
Loại xét nghiệm này có tác dụng đo lượng đường trong máu để đánh giá mức độ bình thường/bất thường của nó, qua đó chẩn đoán đúng về bệnh tiểu đường. Muốn có kết quả chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống (trừ nước lọc) 8 - 10 giờ trước lấy mẫu xét nghiệm.
- Xét nghiệm sắt ở trong máu
Đây là xét nghiệm dùng để đo lượng sắt trong máu, giúp xác định các bệnh do thiếu sắt. Do có một số loại thực phẩm chứa sắt khi ăn vào sẽ khiến sắt được hấp thu rất nhanh vào máu nên cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Nếu người bệnh đang uống vitamin tổng hợp có chứa sắt hoặc thuốc sắt thì nên ngưng uống trong 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
Người làm xét nghiệm sắt trong máu cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu
Xét nghiệm mỡ máu xác định các chỉ số giúp đánh giá tình trạng mỡ ở trong máu như cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL cholesterol,... Trường hợp triglycerid và LDL-cholesterol tăng cao về lượng tức là người bệnh có nguy cơ cao đối với các vấn đề tim mạch.
- Xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm này được chỉ định đối để đánh giá chức năng của gan hoặc xem xét tổn thương gan. Nếu có các dấu hiệu như vàng da, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh gan thì nên thực hiện xét nghiệm này.
Bên cạnh những xét nghiệm cơ bản trên đây thì những người thực hiện xét nghiệm cân bằng điện giải và chức năng thận, xét nghiệm vitamin B12, xét nghiệm acid uric cũng cần nhịn ăn 10 - 12 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm máu.
Hy vọng chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này đã giúp bạn đọc giải tỏa được băn khoăn xét nghiệm máu sau khi ăn có hiệu quả không để chủ động, đỡ mất thời gian khi thực hiện loại hình này. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về xét nghiệm máu các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!