Tin tức
Giải đáp: có vắc xin phòng sốt xuất huyết không?
- 10/11/2022 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và hướng xử lý
- 04/02/2023 | Những điều cần biết về tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván
- 04/02/2023 | Điểm tiêm chủng Covid và những thông tin về vắc xin phòng Covid - 19
1. Một số thông tin cơ bản về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue, có thể lây từ người bệnh cho người lành khi bị muỗi chứa mầm bệnh đốt. Nếu chỉ mắc sốt xuất huyết thể nhẹ thì việc điều trị bệnh không quá khó khăn. Điều đáng ngại là bệnh lý này lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nên cần được theo dõi để điều trị kịp thời.
Muỗi Aedes aegypti - tác nhân lây truyền sốt xuất huyết
Loài muỗi truyền sốt xuất huyết mang tên Aedes aegypti, hoạt động mạnh nhất vào ban ngày, đặc biệt ở chỗ là chỉ có muỗi cái mới có khả năng đốt và truyền được bệnh. Sau khi bị muỗi này đốt thì cơ thể sẽ bị nhiễm virus sốt xuất huyết rồi trong khoảng 2 - 7 ngày thì mầm bệnh sẽ đi vào tuần hoàn máu và gây ra sốt xuất huyết.
Trước đây bệnh lý này thường phổ biến ở trẻ em nhưng hiện nay người lớn cũng mắc bệnh và có tỷ lệ biến chứng rất cao. Nếu không được điều trị đúng cách người bệnh có thể gặp biến chứng xấu như:
- Tiểu cầu hạ: dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.
- Cô đặc máu: việc máu bị cô đặc sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: suy tim, suy thận, thậm chí là hôn mê. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp biến chứng sốc do bị mất máu.
Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị, số đông trường hợp bệnh thể nhẹ có thể khỏi sau 7 - 10 ngày. Bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng để hạn chế xảy ra diễn tiến nặng. Những trường hợp nặng cần được điều trị tại viện giúp giảm triệu chứng và kiểm soát nguy cơ tiến triển nặng bằng cách truyền dịch kết hợp với hạ sốt và chống sốc.
2. Có vắc xin phòng sốt xuất huyết không?
2. 1. Tầm quan trọng của vắc xin phòng sốt xuất huyết
Thông tin từ WHO cho biết, ước tính mỗi năm thế giới có khoảng 50 - 100 triệu bệnh nhân sốt xuất huyết. Bệnh không những tăng lên về số ca mắc mà chủng virus gây bệnh cũng đang biến đổi đa dạng hơn.
Tâm lý lo lắng có vắc xin phòng sốt xuất huyết không xuất phát từ biến chứng nguy hiểm của bệnh
Xuất phát từ thực trạng ấy mà người dân khó tránh khỏi băn khoăn có vắc xin phòng sốt xuất huyết không. Nhu cầu tiêm phòng sốt xuất huyết cũng được nâng lên. Sự có mặt của một loại vắc xin an toàn và có khả năng chống lại được cả 4 chủng virus gây bệnh một cách hiệu quả là rất cấp thiết.
2.2. Đã có vắc xin phòng sốt xuất huyết chưa?
Với câu hỏi có vắc xin phòng sốt xuất huyết không thì câu trả lời là có, tuy nhiên nước ta chưa đưa vào sử dụng. Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới ra đời là Dengvaxia sản xuất bởi hãng dược phẩm Pháp Sanofi Pasteur. Đây là loại vắc xin có thể ngăn chặn sự phát triển của cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết, đạt tỷ lệ phòng bệnh khoảng 60.8%.
Vắc xin Dengvaxia được nghiên cứu trong 20 năm với sự thử nghiệm ở 17 nước. Tháng 12/2015, Mexico là nước đầu tiên cho phép dùng vắc xin này cho nhóm đối tượng thuộc độ tuổi 9 - 45 đang sinh sống ở vùng dịch. Đến đầu 5/2019, vắc xin được FDA Hoa Kỳ chính thức thông qua.
Năm 2011, ở nước ta, Viện Pasteur đã nghiên cứu vắc xin Dengvaxia trên 2.336 trẻ. Nghiên cứu đã cho thấy vắc xin đạt hiệu quả cao đối với phòng sốt xuất huyết cho trẻ ở độ tuổi 9 - 16 đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đó.
Dengvaxia - vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới
Do để dùng loại vắc xin này cần có điều kiện đặc biệt là trẻ phải từng mắc sốt xuất huyết rồi thì khi tiêm mới đạt hiệu quả và hiệu quả cũng không quá cao nên hiện nay nước ta vẫn chưa đưa vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết vào sử dụng.
Đáp áp tiếp theo cho vấn đề có vắc xin phòng sốt xuất huyết không đó là sự ra đời của vắc-xin QDENGA chính thức được phép dùng ở EU vào 8/12/2022. Vắc xin này do Công ty Dược phẩm Takeda ở Nhật Bản phát triển, dùng cho độ tuổi từ 4 trở lên và phòng ngừa được cả 4 chủng virus Dengue.
QDENGA phát triển vắc xin ngừa sốt xuất huyết dựa trên chủng DEN-2 và bổ sung thêm ADN của 3 chủng virus còn lại. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại vắc xin này có thể tạo ra phản ứng miễn dịch với mức độ khác nhau trên cả 4 chủng.
Như vậy, với câu hỏi có vắc xin phòng sốt xuất huyết không thì đến thời điểm này thế giới đã có tất cả 2 loại vắc xin đã được phê duyệt nhưng cả 2 loại này đều chưa được đưa vào sử dụng ở Việt Nam.
3. Làm gì để đối phó với bệnh sốt xuất huyết?
Khi đã có câu trả lời cho băn khoăn có vắc xin phòng sốt xuất huyết không tức là bạn cũng đã biết nước ta hiện chưa đưa vào sử dụng bất cứ loại vắc xin nào để phòng ngừa bệnh lý này. Vậy trong điều kiện chưa có vắc xin, nên chủ động phòng bệnh bằng cách:
- Tiêu diệt tác nhân làm lây truyền bệnh bằng cách dọn nhà cửa, sân vườn,.. để không phát sinh loăng quăng và xua đuổi mầm bệnh.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh của mỗi cá nhân đồng thời chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến bệnh để biết cách xử trí đúng khi có dấu hiệu sốt xuất huyết.
- Phòng tránh bị muỗi đốt bằng cách: mặc quần áo dài tay kể cả khi đi ngủ và ngủ trong màn, dùng công cụ xịt muỗi,...
- Khi gia đình có người bị sốt xuất huyết thì tốt nhất nên cách ly người bệnh.
Nếu nghi ngờ các dấu hiệu của sốt xuất huyết, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cách thức xét nghiệm chẩn đoán, kịp thời điều trị ngăn chặn biến chứng do sốt xuất huyết gây ra.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!