Tin tức
Giải đáp: Tại sao cúm dễ lây, cách phòng ngừa và điều trị thế nào?
- 26/04/2021 | Góc tìm hiểu: Tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm?
- 19/04/2021 | Bị cúm uống thuốc gì, điều trị tại nhà sao cho nhanh khỏi?
- 25/04/2021 | Cảm cúm kéo dài có nguy hiểm không, cách điều trị dứt điểm
1. Tìm hiểu về bệnh cúm
Cúm là căn bệnh bị gây ra bởi sự xâm nhập của virus Influenza vào tế bào biểu mô ở đường hô hấp. Có 3 loại bệnh cúm được phân loại như sau:
-
Cúm type A: Đây là loại dễ lây lan và trở thành dịch nhất.
-
Cúm type B: Khả năng gây bệnh của loại này có giới hạn nên rất ít khi gây thành dịch.
-
Cúm type C: Các triệu chứng gây ra ở loại này thường rất nhẹ và hiếm khi có thể thành dịch.
Virus Influenza là nguyên nhân gây ra bệnh cúm
Đa phần, những người mắc phải cúm thường xuất hiện những triệu chứng tuy không nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu và có thể tự lành sau tầm 1 cho đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng rất dễ gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người kia và nguyên nhân “tại sao cúm dễ lây?” là điều mà rất nhiều người phải thắc mắc.
2. Vậy tại sao cúm dễ lây?
Cúm tuy là căn bệnh không nguy hiểm nhưng lại có mức độ lây nhiễm khá cao. Cho nên, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân “tại sao cúm dễ lây?” để có biện pháp phòng tránh cũng như ngăn ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân khiến cúm dễ lây là bởi virus gây bệnh có thể tồn tại ở trong không khí cũng như môi trường xung quanh chúng ta và dễ dàng lây nhiễm qua hai con đường sau:
2.1. Qua đường hô hấp
Triệu chứng điển hình của bệnh cúm mà chúng ta thường gặp, đó chính là ho và hắt xì. Đây là cơ hội để virus gây cúm bắn ra ngoài cơ thể theo tuyến nước bọt. Virus cúm có sức sống rất mãnh liệt. Đặc biệt, chúng còn có khả năng tồn tại và phát tán rộng ở trong không khí. Chính vì thế, khi tiếp xúc hoặc trò chuyện trực tiếp với người bị cúm, chúng ta rất dễ dàng nhiễm bệnh.
Hiểu được “tại sao cúm dễ lây?” sẽ giúp hạn chế sự lây nhiễm của căn bệnh này
2.2. Gián tiếp qua đồ vật
Chúng ta còn có thể mắc phải bệnh cúm khi sử dụng chung đồ dùng với người bệnh như ly uống nước, khăn hay bàn chải đánh răng,… Hơn thế nữa, khi ho và hắt xì, virus cúm cũng có thể bắn ra và và bám vào những đồ vật xung quanh chúng ta. Lúc này, việc vô tình tiếp xúc với những đồ vật này sẽ tạo cơ hội cho virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta chạm tay lên mũi hoặc miệng.
3. Bệnh cúm gây ra những triệu chứng gì?
Sau thời gian ủ bệnh tầm 2 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng hắt xì, đau họng và sổ mũi. Bên cạnh đó, bệnh cúm còn gây ra những triệu chứng dưới đây:
-
Sốt kéo dài và thường trên 38 độ C.
-
Đau đầu và đau cơ.
-
Viêm họng và bị ho khan.
-
Nghẹt mũi.
-
Bị ớn lạnh.
Người mắc phải cúm sẽ xuất hiện những triệu chứng vô cùng khó chịu
Ngoài ra, khi mắc phải cúm, người bệnh thường sẽ chán ăn hoặc cảm thấy ăn không ngon, dễ buồn nôn. Bên cạnh đó, cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải và yếu ớt. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ biến mất dần sau tầm 2 cho đến 5 ngày.
4. Bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nào?
Ngoài những thắc mắc “tại sao cúm dễ lây?” ra, thì những biến chứng có thể xảy ra với căn bệnh này còn là điều mà rất nhiều người quan tâm. Khi tình trạng bệnh nặng và không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, nhất là đối với trẻ em và người già, như sau:
-
Viêm phổi.
-
Viêm phế quản.
-
Nhiễm trùng tai.
-
Viêm xoang.
Trong đó, viêm phổi là biến chứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất của bệnh cúm. Chính vì vậy, cần có phương pháp và phòng tránh kịp thời để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
5. Cách phòng ngừa bệnh cúm
Cúm tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại có mức độ lây lan khá cao và khiến cho người bệnh gặp phải những triệu chứng vô cùng khó chịu. Để phòng ngừa bệnh cúm, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp sau:
5.1. Hạn chế sự lây nhiễm
Từ những nguyên nhân “tại sao cúm dễ lây?” ở phía trên, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này, như sau:
-
Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với những đồ vật ở nơi công cộng hoặc những vật dụng của người đang bị cúm. Bên cạnh đó, việc tự tạo cho bản thân thói quen rửa tay trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh là một điều rất tốt.
Rửa tay bằng xà phòng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của virus cúm
-
Dùng tay hay khăn giấy che miệng và mũi lại khi hắt xì hoặc ho để tránh tình trạng virus cúm theo tuyến nước bọt bắn ra ngoài.
-
Hạn chế đến những nơi công cộng. Bên cạnh đó, việc sử dụng khẩu trang là điều rất cần thiết. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc tay vào những đồ vật xung quanh cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm.
5.2. Tiêm vacxin phòng cúm
Tiêm vacxin phòng cúm hằng năm là phương pháp hiệu quả nhằm giảm nguy cơ mắc phải bệnh này, đặc biệt đối với trẻ em và người mang thai.
6. Phương pháp điều trị cúm hiệu quả
Cúm sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nặng và không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để điều trị cúm hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
-
Thuốc hạ sốt: Khi virus cúm tấn công, nhiệt độ cơ thể người bệnh sẽ tăng cao để chống lại. Do vậy, cần sử dụng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt cho cơ thể.
-
Viên ngậm trị ho: Loại viên ngậm này sẽ giúp làm dịu cổ họng, tránh tình trạng ho khan, kéo dài và liên tục, đặc biệt là về đêm.
Sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh cúm
-
Thuốc xịt mũi: Những dịch nhầy sẽ làm người bệnh bị tịt mũi. Cho nên, sử dụng các loại thuốc xịt hoặc nhỏ mũi sẽ giúp làm thông thoáng và dễ thở hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
-
Các loại thuốc kháng virus: Khi tình trạng bệnh trở nặng và không tự hết, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng virus.
Ngoài những loại thuốc đó ra, người mắc phải cúm cần phải uống thật nhiều nước, mang áo quần thoải mái, giữ gìn vệ sinh cá nhân và đặc biệt cần nghỉ ngơi thư giãn để đẩy lùi nhanh bệnh tật.
Hy vọng với những thông tin của bài viết trên đã có thể giải đáp cho bạn thắc mắc “tại sao cúm dễ lây?”. Nếu như còn bất cứ điều gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!