Tin tức
Giải phẫu mắt: Phân tích cấu tạo, vai trò và cơ chế hoạt động
- 26/12/2024 | Bệnh Tic mắt: Tổng quan về triệu chứng và cách điều trị
- 26/12/2024 | Giải đáp: Khi nào nên dùng thuốc nhỏ mắt của Nhật Bản?
- 27/12/2024 | Mổ cườm mắt giá bao nhiêu? Những lưu ý cần biết
- 03/01/2025 | Khổ sở vì tình trạng viêm bờ mi, viêm kết mạc dai dẳng do loại ve mạt ký sinh trên mắt
- 04/01/2025 | Giảm khô mắt với thuốc nhỏ mắt Syseye: Những điều cần lưu ý
1. Giải phẫu mắt theo đặc điểm cấu tạo
1.1. Mống mắt
Mống mắt (Iris) nằm ở vị trí giữa phần giác mạc và thủy tinh thể. Màu sắc của đôi mắt chúng ta được quyết định bởi mống mắt. Trong đó, hệ cơ quan nhỏ trong mống mắt sẽ làm nhiệm vụ kích thích đồng tử phóng to hoặc thu nhỏ, nhằm điều tiết lượng ánh sáng xâm nhập vào mắt. Nhờ vậy, chúng ta có thể quan sát ngay cả khi đang ở trong môi trường ánh sáng mạnh hoặc ít ánh sáng.
Màu sắc của đôi mắt được quyết định bởi mống mắt
1.2. Giác mạc
Giác mạc (Cornea) chính là màng trong suốt, nằm ở phía ngoài cùng, diện tích chiếm khoảng 20% vỏ nhãn cầu. Bộ phận này làm nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu, ngăn chặn sự xâm nhập của yếu tố gây hại từ bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,... Ngoài ra, giác mạc còn đảm nhiệm chức năng điều tiết ánh sáng hội tụ xâm nhập vào mắt.
1.3. Đồng tử
Đồng tử của (Pupil) mắt là phần tròng đen hay hay phần hình tròn đen nhỏ nằm tại trung tâm của mống mắt. Bộ phận này đảm nhiệm chức năng điều tiết co giãn, kiểm soát ánh sáng xâm nhập đến mắt.
Đồng tử trong sơ đồ giải phẫu mắt
1.4. Củng mạc
Củng mạc (Sclera) chính là phần màu trắng phía ngoài mống mắt, hình thành từ các lớp mô dày liên kết chéo. Chức năng chính của củng mạc là ngăn chặn sự tác động bên ngoài đến đôi mắt.
1.5. Kết mạc
Kết mạc kết cấu theo dạng mô lỏng, màu sắc ở dạng trong suốt, bao phủ bề mặt củng mạc, nằm phía trong khu vực mí mắt. Bộ phận này cấu thành từ lớp biểu mô, liên kết cùng nhu mô thông qua phần màng đáy.
1.6. Thủy tinh thể
Thủy tinh thể trong sơ đồ giải phẫu mắt tương tự như một thấu kính, gồm hai mặt cong, tham gia vào quá trình điều tiết ánh sáng. Nhờ đó, ánh sáng sẽ xuyên qua, đồng thời tập trung tại võng mạc, giúp chúng ta có thể quan sát được thế giới xung quanh.
1.7. Võng mạc
Võng mạc hình thành từ nhiều tế bào tại đáy mắt, cho phép chúng ta cảm nhận ánh sáng. Các tế bào thần kinh thị giác giúp chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành các xung thần kinh đưa đến não bộ. Tế bào hình que của võng mạc giúp chúng ta quan sát được ngay cả khi trong môi trường thiếu sáng, còn tế bào hình nón lại giúp phân biệt màu sắc.
1.8. Điểm vàng
Điểm vàng được biết đến như một phần của võng mạc, nằm ở vị trí sâu trong vùng trung tâm võng mạc. Tại vùng nhạy cảm này hội tụ cả triệu tế bào cảm quan. Nhờ vậy, hình ảnh sẽ được ghi nhận, phép chúng ta phân biệt màu sắc cũng như độ sắc nét của hình ảnh.
1.9. Dây thần kinh thị giác
Hệ thống dây thần kinh thị giác tập trung ở khu vực phía sau võng mạc, làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đến não bộ. Đồng thời, giải mã thông tin hình ảnh đang quan sát được.
1.10. Dịch kính
Dịch kính là phần gel trong suốt. Phần gel này sẽ lấp đầy mắt để bảo vệ cũng như duy trì cấu trúc và hình dạng của mắt.
1.11. Các cơ quan kiểm soát vị trí và chuyển động
Hệ cơ quan kiểm soát vị trí, chuyển động của mắt đảm nhiệm chức năng điều tiết ánh sáng có thể đi vào mắt. Ngoài ra, hệ cơ quan này còn giúp duy trì khả năng tập trung của đôi mắt.
2. Cơ chế và chức năng của mắt
2.1. Cơ chế hoạt động
Mỗi hình ảnh chúng ta quan sát thấy, truyền đến não bộ đều trải qua quá trình xử lý của các bộ phận cấu thành đôi mắt. Quá trình này được mô tả như sau:
- Ánh sáng đi vào mắt thông qua giác mạc, sau đó ánh sáng lại tiếp tục di chuyển đến thủy tinh thể. Tiếp theo, đồng tử bắt đầu mở rộng, điều chỉnh lượng ánh sáng tới mắt.
- Giác mạc cùng thủy tinh thể khúc xạ lần lượt điều phối ánh sáng, giúp hình ảnh được hội tụ tại võng mạc.
- Ánh sáng được truyền đến võng mạc, đồng thời được biến đổi thành dạng xung điện hay tín hiệu.
- Hệ thống dây thần kinh bắt đầu truyền tín hiệu từ hai bên mắt đến vùng não điều phối thị giác.
- Não bộ sẽ làm nhiệm vụ giải thích hình ảnh quan sát được. Lúc này, hình ảnh hai mắt tập hợp lại cũng trở nên rõ ràng hơn.
Ánh sáng sau khi xâm nhập vào mắt sẽ tiếp tục được biến đổi
2.2. Chức năng
Các nhóm chức năng cơ bản của đôi mắt phải kể đến là:
- Chức năng về mặt sinh học: Yếu tố tác động từ môi trường đặc biệt nhạy cảm với đôi mắt. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có những phản ứng phù hợp theo những điều đang diễn ra ở xung quanh.
- Chức năng về mặt quang học: Thông qua đôi mắt, chúng ta có thể thu nhận hình ảnh, quan sát thế giới xung quanh, truyền tín hiệu lên não bộ để xử lý và thực hiện lưu trữ.
- Chức năng về mặt giao tiếp: Bên cạnh giao tiếp bằng tiếng nói, con người còn giao tiếp thông qua ánh mắt. Sự thay đổi của đôi mắt luôn phản ánh nhiều điều về cảm xúc.
3. Bệnh lý thường gặp về mắt
Mắt là một trong những hệ cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Những bệnh lý thường gặp về mắt phải kể đến là:
- Đục thủy tinh thể.
- Bệnh võng mạc.
- Viêm dây thần kinh thị giác.
- Thoái hóa võng mạc.
- Tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị,..
- U nguyên bào võng mạc.
- Giác mạc hình chóp.
- Viêm bờ mi mắt.
- Tăng nhãn áp.
- Thoái hóa điểm vàng.
- Đau mắt đỏ,…
Cận thị là bệnh lý về mắt thường gặp ở nhiều đối tượng
4. Cách chăm sóc bảo vệ đôi mắt
Nếu muốn phòng ngừa bệnh lý về mắt, bạn cần áp dụng một vài biện pháp chăm sóc, bảo vệ sau:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất cho mắt: Ưu tiên bổ sung trái cây, rau củ, nhất là những loại rau củ màu vàng hoặc màu xanh đậm. Đồng thời, bạn nên bổ sung cả thực phẩm giàu Omega 3.
- Vận động thể chất: Tập thể dục hàng ngày để kiểm soát cân nặng, Cholesterol, huyết áp.
- Cần để mắt nghỉ ngơi: Bạn tránh để mắt nhìn lâu vào máy tính, điện thoại. Nếu phải làm việc thường xuyên, bạn nên chớp mắt liên tục cho mắt bớt mỏi, bớt khô.
- Đeo kính bảo vệ mắt: Khi phải ra ngoài, tham gia các môn thể thao, bạn cần đeo kính bảo vệ đôi mắt.
- Tránh làm tổn thương mắt: Để hạn chế tổn thương đến mắt, bạn không nên đeo kính áp tròng thường xuyên, không dụi mắt nếu tay chưa rửa sạch, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh từ đèn hoặc các nguồn sáng mạnh khác.
- Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt: Bạn không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt nếu chưa được dược sĩ, bác sĩ hướng dẫn. Trường hợp phải dùng thuốc nhỏ mắt, bạn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, thao tác một cách nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến mắt.
Cá hồi là loại thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho mắt
Bên cạnh đó, bạn nên đi khám mắt định kỳ hoặc khám khi nhận thấy mắt xuất hiện triệu chứng bất thường. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện và tư vấn biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thị lực.
MEDLATEC vừa chia sẻ đến bạn đọc thông tin giải phẫu mắt theo cấu tạo cơ bản. Để đôi mắt luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động thể chất hàng ngày, thực hiện biện pháp bảo vệ cần thiết. Nếu cần khám mắt, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!