Tin tức

Mổ cườm mắt giá bao nhiêu? Những lưu ý cần biết

Ngày 27/12/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng mà người bệnh cần cân nhắc khi quyết định phẫu thuật cườm mắt. Với những thông tin chi tiết trong bài viết này bao gồm chi phí mổ cườm mắt giá bao nhiêu, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định phẫu thuật.

1. Tại sao cần phải mổ cườm mắt?

Thủy tinh thể đóng vai trò như một thấu kính tự nhiên, điều chỉnh ánh sáng để tạo ra hình ảnh rõ nét trên võng mạc, giúp chúng ta khám phá thế giới đầy màu sắc.

Cườm mắt xảy ra khi thủy tinh thể bị mờ đục, do sự biến đổi của thành phần protein khi các gốc tự do tăng lên, làm thay đổi tính đồng nhất và sự trong suốt của nó. Khi thủy tinh thể bị mờ đục, ánh sáng không thể truyền đến võng mạc một cách trọn vẹn, dẫn đến tình trạng nhìn mờ, giảm thị lực và thậm chí có thể gây mù lòa. 

Thủy tinh thể bị mờ đục khiến xảy ra tình trạng cườm mắt

Thủy tinh thể bị mờ đục khiến tình trạng cườm mắt xảy ra

Có hai loại bệnh cườm mắt, bao gồm cườm nước và cườm khô, cả hai tình trạng này đều khiến cho thị lực của người bệnh bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị kịp thời, thậm chí cần phẫu thuật cườm mắt để cải thiện thị lực, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hàng ngày do hạn chế tầm nhìn. Thông tin cụ thể về hai loại cườm mắt thường gặp như sau: 

  • Cườm mắt khô: Thường gặp ở người trên 50 tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên làm thủy tinh thể bị đục, gây giảm thị lực và chất lượng sống. Ngoài yếu tố tuổi tác, bệnh còn có thể xuất hiện do các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, lupus hoặc biến chứng sau phẫu thuật. Khi nhận thấy các dấu hiệu như giảm thị lực, đặc biệt là khi nhìn xa, nhìn vật xung quanh qua màng sương, thay đổi màu sắc, hoặc cảm giác lóa mắt khi gặp ánh sáng mạnh, người bệnh cần đến bác sĩ để điều trị, thậm chí là phẫu thuật;

Cườm mắt khô thường gặp ở người ở độ tuổi trên 50 tuổi

Cườm mắt khô thường gặp ở người ở độ tuổi trên 50 tuổi 

  • Cườm mắt nước: Thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhất là khi có các bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Ngoài ra, những người bị chấn thương mắt, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, hoặc mắc hội chứng Sturge-Weber (u máu vùng nửa mặt) cũng dễ mắc bệnh này, và không điều trị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị) cũng có thể là nguyên nhân. Người bệnh cườm mắt nước thường có các triệu chứng như nhức mắt, buồn nôn, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, thấy quầng sáng xung quanh nguồn sáng, đồng tử giãn ra và đôi khi có cơn đau bụng.

2. Các phương pháp mổ cườm mắt phổ biến hiện nay

Mổ cườm mắt khô

  • Mổ cườm mắt ngoài bao: Bác sĩ tiến hành loại bỏ thủy tinh thể bị đục qua một vết rạch lớn trên mắt, sau khi gây tê quanh vùng mắt để đảm bảo an toàn. Thủy tinh thể mới được thay vào và mắt được khâu bằng chỉ rất mảnh, nhỏ hơn nhiều so với sợi tóc, khiến người bệnh khó cảm nhận được sau mổ. Tuy nhiên, so với các phương pháp phẫu thuật hiện đại, phương pháp truyền thống này tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiện nay ít được áp dụng rộng rãi;
  • Mổ Phaco: Bác sĩ sử dụng đầu dò siêu âm đưa vào mắt, sóng siêu âm làm vỡ thủy tinh thể thành các mảnh nhỏ và hút ra ngoài qua một vết rạch cực nhỏ trên giác mạc, không cần khâu. Cuối cùng, một thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đưa vào mắt để thay thế cho phần thủy tinh thể đã bị loại bỏ. Phương pháp này nhanh chóng, ít đau và có độ an toàn cao;
  • Phẫu thuật bằng laser: Bác sĩ sử dụng tia laser thay cho dao mổ để thực hiện phẫu thuật. Tia laser không chỉ cắt giác mạc mà còn làm mềm thủy tinh thể đục, giúp quá trình lấy thủy tinh thể ra dễ dàng hơn. Hạn chế duy nhất của phương pháp này là chi phí khá cao. 

Có nhiều phương pháp mổ cườm mắt được áp dụng

Có nhiều phương pháp mổ cườm mắt được áp dụng 

Mổ cườm nước

  • Laser tạo hình bè (trabeculoplasty laser): Được áp dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở, trong đó tia laser tác động vào cơ bè của mắt để mở những kênh bị tắc, giúp thủy dịch trong mắt lưu thông ra ngoài dễ dàng hơn;
  • Phẫu thuật mở góc (Goniotomy): Kỹ thuật này được áp dụng khi điều trị bằng thuốc hoặc laser tạo hình bè không hiệu quả. Phẫu thuật tạo một đường rạch vào kênh thoát thủy dịch, giúp thủy dịch thoát ra nhanh chóng;
  • Cắt mống mắt chu biên bằng laser (Iridotomy và Iridectomy): Phương pháp này được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Sau khi ổn định nhãn áp bằng thuốc, bác sĩ sẽ dùng tia laser tạo một lỗ nhỏ trên mống mắt, giúp thủy dịch thoát ra ngoài;
  • Ghép ống dẫn lưu (stent) cho mắt tăng nhãn áp:  Stent là một thiết bị rất nhỏ được cấy vào mắt để tạo một kênh mới, thay thế cho kênh thoát thủy dịch đã bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng.

3. Mổ cườm mắt giá bao nhiêu? 

Mổ cườm mắt giá bao nhiêu - câu trả lời đó là mức giá có thể dao động từ 4 triệu đến 60 triệu đồng, tùy thuộc vào từng phương pháp. 

Bên cạnh kỹ thuật phẫu thuật, loại thủy tinh thể nhân tạo cũng tác động tới chi phí mổ cườm mắt giá bao nhiêu. Các chất liệu thủy tinh thể có tính tương thích sinh học cao sẽ giúp giảm thiểu tác dụng phụ sau mổ, nhưng sẽ có chi phí cao hơn.

Người bệnh cần nắm rõ thông tin mổ cườm mắt giá bao nhiêu để có cân nhắc phù hợp

Người bệnh cần nắm rõ thông tin mổ cườm mắt giá bao nhiêu để có cân nhắc phù hợp 

Thêm vào đó, giá của thủy tinh thể nhân tạo còn được quyết định bởi việc lựa chọn giữa thủy tinh thể đơn tiêu hay đa tiêu. Thủy tinh thể đơn tiêu cự thường chỉ giúp bệnh nhân nhìn rõ ở một khoảng cách nhất định (thường là cận cảnh), do đó, bệnh nhân có thể phải đeo kính để nhìn xa. Khác với thủy tinh thể truyền thống, thủy tinh thể đa tiêu cho phép người bệnh có tầm nhìn đa dạng mà không cần phải thay đổi kính thường xuyên.

Như vậy, thắc mắc mổ cườm mắt giá bao nhiêu đã được trình bày chi tiết. Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe mắt, người dân vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Từ khoá: cườm mắt siêu âm

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ