Tin tức

Giải thích các kết quả trong xét nghiệm công thức máu

Ngày 08/02/2020
BS. Lưu Thị Hà An - Trung tâm Xét nghiệm.
Mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm công thức máu đầu tiên. Tuy nhiên, khi đưa ra kết quả thì không phải ai cũng có thể hiểu được nếu không có kiến thức chuyên môn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích các kết quả trong xét nghiệm công thức máu cũng như những từ ngữ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này cho các bạn.

1. Giải thích một số thuật ngữ trong kết quả xét nghiệm máu

Khi nhận kết quả xét nghiệm công thức máu, nếu không phải người trong ngành y thì có lẽ chúng ta sẽ không thể hiểu được kết quả nói lên điều gì. Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn một số thuật ngữ chuyên ngành cũng như giải thích các kết quả của xét nghiệm.

Số lượng bạch cầu (white blood cells) 

Mức giới hạn bình thường là 3.5 - 10.5 Giga/L. Khi cơ thể bị viêm nhiễm hay mắc các bệnh mang tính viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ tăng lên để chống lại vi khuẩn. Việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid cũng làm tăng lượng bạch cầu trong máu. Còn trường hợp người bị thiếu máu, thiếu vitamin B12 hoặc thiếu folate thì số lượng bạch cầu sẽ giảm.

Số lượng hồng cầu (red blood count) 

Số lượng hồng cầu

Số lượng hồng cầu

Số lượng hồng cầu là thuật ngữ thường gặp trong xét nghiệm công thức máu. Mức giới hạn bình thường với nam: 4.32 - 5.72 T/l và nữ: 3.90 - 5.03 T/l. Số lượng hồng cầu sẽ tăng khi cơ thể gặp vấn đề mất nước hoặc bệnh nhân mắc chứng đa hồng cầu,... Trường hợp số lượng hồng cầu giảm là do bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ, thiếu máu....

Lượng huyết sắc tố (hemoglobin) 

Mức giới hạn bình thường của lượng huyết sắc tố ở nam là 13.5 đến 17.5 g/dl, ở nữ là 12 đến 15.5 g/dl. Lượng huyết sắc tố trong cơ thể tăng khi cơ thể mất nước, đa hồng cầu hoặc gặp các bệnh về tim, phổi,... Hàm lượng huyết sắc tố chỉ giảm trong trường hợp cơ thể bị sốt xuất huyết, thiếu máu,... 

Thể tích khối hồng cầu (hematocrit)

Thể tích khối hồng cầu ở nam trong khoảng 42 đến 47% còn nữ trong khoảng 37 đến 42%. Thể tích khối hồng cầu tăng có thể phản ánh tình trạng cơ thể bị rối loạn dị ứng hoặc bị bệnh đa hồng cầu. Đối với người hút thuốc lá, bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì thể tích khối hồng cầu cũng tăng lên. Chỉ số thể tích khối hồng cầu của cơ thể giảm khi cơ thể bị mất máu hoặc thiếu máu, thai nghén.

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) 

Thể tích trung bình của hồng cầu

Thể tích trung bình của hồng cầu

Mức trung bình nằm trong khoảng 85 - 95 fL. Người thiếu vitamin B12, người thiếu acid folic, bị bệnh gan, nghiện rượu hoặc mắc bệnh đa hồng cầu, người bị suy tuyến giáp, xơ hóa tủy xương thì chỉ số này thường tăng. Còn người bị thiếu sắt, người bị bệnh thalassemia hoặc mắc các bệnh lý huyết sắc tố, thiếu máu mãn tính, người bị thiếu máu nguyên hồng cầu hoặc suy thận, nhiễm độc chì sẽ có chỉ số giảm.

Dải phân bố kích thước hồng cầu

Dải phân bố kích thước hồng cầu hay red distribution width, viết tắt là RDW có giới hạn bình thường nằm trong khoảng là 10 - 16.5%. Nếu xét nghiệm công thức máu có dải phân bố kích thước hồng cầu bình thường và:

  • MCV tăng, trường hợp này có thể xảy ra khi cơ thể thiếu máu bất sản,...

  • MCV bình thường gặp khi bệnh nhân mất máu hoặc tan máu cấp tính. Trường hợp này cũng xảy ra ở một số bệnh lý huyết sắc tố khác. 

  • MCV giảm do thiếu máu trong trường hợp mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh thalassemia.

RDW tăng và:

  • MCV tăng: do thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate hoặc thiếu máu tan huyết. Người bệnh có kháng thể lạnh hoặc bị bệnh bạch cầu lympho mạn. 

  • MCV bình thường. Trường hợp này xảy ra khi thiếu sắt giai đoạn sớm hoặc thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm. Trường hợp này cũng xảy ra khi cơ thể thiếu hụt folate giai đoạn sớm hoặc thiếu máu bởi bệnh globin. 

  • MCV giảm: do cơ thể thiếu sắt, bệnh thalassemia và các bệnh huyết sắc tố khác.

Số lượng tiểu cầu (platelet count)

Số lượng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu hay Plt có giới hạn bình thường trong khoảng 150 - 450 Giga/L. Số lượng này tăng trong các bệnh về viêm nhiễm, chấn thương hoặc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Chỉ số này giảm trong ung thư giai đoạn cuối, khối u di căn hoặc ức chế tủy xương, suy tủy,...

Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) 

Thể tích trung bình của tiểu cầu trong kết quả xét nghiệm công thức máu ở mức trung bình sẽ nằm trong khoảng 4 - 11 fL. Mức MPV tăng trong trường hợp người xét nghiệm mắc phải các bệnh lý về tim mạch hoặc tiểu đường,... Mức này giảm giảm trong trường hợp người xét nghiệm bị thiếu máu hoặc các bệnh như bạch cầu cấp tính,...

Thể tích khối tiểu cầu (Pct) 

Thể tích khối tiểu cầu bình thường sẽ thuộc khoảng 0.1 - 0.5%. Chỉ số thể tích khối tiểu cầu tăng trong các nguyên nhân gây tăng tiểu cầu. Còn trường hợp chỉ số thể tích khối tiểu cầu giảm trong các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu.

Độ phân bố tiểu cầu (PDW) 

Chỉ số này phản ánh sự đồng đều hay không đồng đều trong kích thước của tiểu cầu với mức bình thường trong khoảng 10 đến 16.5 %. Chỉ số này tăng trong các trường hợp người xét nghiệm bị mắc bệnh máu ác tính hoặc ung thư phổi. Chỉ số giảm trong trường hợp người xét nghiệm bị nghiện rượu nặng.

Số lượng bạch cầu trung tính (Neut) 

Số lượng bạch cầu trung tính khi bình thường sẽ nằm trong khoảng 43 đến 76%. Kết quả xét nghiệm công thức máu có chỉ số Neut tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp, bệnh nhân nhồi máu cơ tim, bị stress, có các khối u hoặc bệnh bạch cầu kinh,.. Chỉ số giảm khi nhiễm khuẩn nặng hoặc bị thiếu máu bất sản. Các trường hợp điều trị sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng làm chỉ số Neut giảm.

Số lượng bạch cầu lympho 

Giá trị bình thường của số lượng bạch cầu lympho nằm trong khoảng 17 đến 48%. Chỉ số này tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn lao hoặc nhiễm khuẩn mạn. Chỉ số này cũng tăng nếu nhiễm một số loại virus khác. Còn các trường hợp nhiễm HIV hay giảm nhiễm miễn thì chỉ số này sẽ giảm. 

2. Xét nghiệm công thức máu uy tín nhất ở đâu?

Muốn kết quả xét nghiệm công thức máu được chính xác thì bạn hãy chọn cho mình một cơ sở y tế, một bệnh viện có uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một cơ sở khám chữa bệnh và xét nghiệm uy tín với hơn 24 năm kinh nghiệm. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các bác sĩ đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức uyên thâm. Bệnh viện cũng được trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại nhất. 

Xét nghiệm công thức máu uy tín

 

Xét nghiệm công thức máu uy tín

Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Mọi thắc mắc bạn có thể truy cập tổng đài 1900 56 56 56 để được biết thêm chi tiết. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn thực hiện bảo lãnh viện phí với 33 công ty bảo hiểm nhằm phục vụ chu đáo và tốt nhất cho người dân. Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ xét nghiệm công thức máu nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay thì đó chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.