Tin tức

Giải thích chụp cộng hưởng từ là như thế nào?

Ngày 18/07/2019
BS. Nguyễn Công Duy, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh được khá nhiều người biết đến. Điều đáng nói là khi được hỏi chụp cộng hưởng từ là như thế nào thì không phải ai cũng biết. Hiểu đúng về phương pháp này sẽ giúp bạn biết được cách thức thực hiện cũng như tầm quan trọng của chụp cộng hưởng từ đối với sức khỏe của chúng ta.

1. Chụp cộng hưởng từ là như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng đồng thời 2 loại sóng: sóng từ trường và sóng radio. Dưới tác động của 2 loại sóng này, các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người sẽ hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Máy sẽ thu nhận tín hiệu từ quá trình phóng thích này sau đó xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh. 

Những hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ rất rõ nét, chi tiết, có khả năng tái tạo 3D, độ tương phản cao nên có tác dụng chẩn đoán cận lâm sàng chính xác hơn nhiều so với các phương pháp khác. Nếu bạn chưa rõ chụp cộng hưởng từ là như thế nào thì đây chính là sự giải thích cụ thể, đầy đủ nhất về phương pháp này.

Chụp cộng hưởng từ là như thế nào: là cho chất lượng hình ảnh rõ nét

Chụp cộng hưởng từ cho chất lượng hình ảnh rõ nét

2. Chụp cộng hưởng từ có gây ra nguy hại nào cho sức khỏe không?

Thực tế cho thấy có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn, e ngại, lo lắng về những tác dụng phụ do chụp cộng hưởng từ gây ra. Tuy nhiên, điều này hoàn  toàn có thể được gạt bỏ. Không giống như chụp CT hay chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia xạ nên tương đối an toàn và đến nay chưa tìm thấy tác dụng phụ do MRI gây ra cho sức khỏe. Chính vì thế MRI được giới chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.

chụp cộng hưởng từ là như thế nào với kỹ thuật chụp tương đối đơn giản

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tương đối an toàn với sức khỏe

3. Chụp cộng hưởng từ cho phép phát hiện, chẩn đoán bệnh lý nào?

Khi đã hiểu được chụp cộng hưởng từ là như thế nào, có tác hại gì không, chắc hẳn nhiều người cũng sẽ thắc mắc liệu có thể dùng phương pháp này phát hiện những bệnh nào. Câu trả lời là, có thể áp dụng cộng hưởng từ cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là xương khớp, não, tim mạch, bệnh ung thư... 

3.1. Cộng hưởng từ đối với bệnh cơ xương khớp

Các chuyên gia cho biết chụp cộng hưởng từ là phương pháp tạo ảnh cơ xương khớp tốt nhất giúp đánh giá, phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu tổn thương cơ gân, sụn, xương, dây chằng... Kỹ thuật này được chỉ định chẩn đoán và điều trị bệnh lý: viêm xương khớp, chấn thương hoặc thoái hóa khớp, viêm xương tủy, nhiễm trùng tủy.

3.2. Cộng hưởng từ đối với bệnh não bộ

Thông qua cộng hưởng từ có thể phát hiện một số tình trạng ở não bộ như: cấu trúc bất thường, phù nề, khối u, xung huyết, xuất huyết, tổn thương do đột quỵ hoặc chấn thương... Một số trường hợp MRI còn cho phép xác định bệnh thần kinh mãn tính. Hình ảnh về nhu mô não thông qua cộng hưởng từ cũng giúp chẩn đoán bệnh lý ở thân não và tuyến yên.

3.3. Cộng hưởng từ đối với bệnh ung thư

Do có nhiều chuỗi xung thăm khám, độ phân giải cao, khả năng chụp trên nhiều bình diện, MRI giúp phát hiện nhanh tổn thương ở mức tế bào. Nhờ đó, nó đánh giá được sự thay đổi chức năng của tổ chức. 

Đặc biệt, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ còn phát hiện, cảnh báo và phân biệt tổn thương là dạng lành hay ác tính; di căn của tế bào ung thư ở mức thông thường hay nghiêm trọng. Thông qua đó, bác sĩ có căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

4. Những lợi ích chụp cộng hưởng từ mang lại

Về lợi ích của việc chụp cộng hưởng từ là như thế nào, chúng tôi xin được chia sẻ như sau: kỹ thuật này đem lại rất nhiều lợi ích, điển hình trong đó có thể kể đến là:

- Không gây ra ảnh hưởng tia xạ hay sinh học cho người bệnh;

- Hiển thị hình ảnh tốt hơn nhiều so với chụp CT khi chụp mô mềm cao;

- Chụp được hình ảnh đa mặt phẳng nên giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn;

- Hầu như không có tác dụng phụ;

- Thời gian chụp cực ngắn;

- Có thể được chỉ định chẩn đoán đa dạng bệnh;

- Không cần tiêm thuốc cản quang khi chụp mạch;

- Là kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng hiện đại và cho kết quả chính xác nhất tính đến thời điểm này.

Nhờ chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý

Nhờ chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý

5. Quy trình chụp cộng hưởng từ 

Quy trình chụp cộng hưởng từ là như thế nào? Rất đơn giản, quy trình này diễn ra như sau:

- Bệnh nhân vào phòng cộng hưởng, thay đồ, cởi bỏ vật dụng bằng kim loại trên người, nằm ở tư thế thoải mái, phù hợp với bộ phận cần chụp.

- Giường tự động di chuyển đến vùng cần chụp cộng hưởng từ.

- Một vài vùng và tư thế cần thiết, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở nhưng không cần lo lắng vì thời gian chụp rất nhanh, không gây ra áp lực nào.

- Nếu cần tiêm thuốc tương phản, nhân viên phòng cộng hưởng từ sẽ đặt một kim nhỏ vào ven ở khuỷu tay, khi kết thúc quá trình chụp, kim sẽ được rút ra.

- Nếu chụp cho trẻ nhỏ bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ cho trẻ ngủ trong quá trình chụp, sau khi kết thúc chụp trẻ sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, trước khi chụp 6 tiếng, trẻ cần nhịn ăn, sau khi đã chụp xong, trẻ ăn uống bình thường.

- Thời gian chụp khoảng 15 - 60 phút tùy vào vùng cần chụp nhưng tuyệt đối không gây khó chịu. Khi chụp, máy MRI được giảm thiểu tối đa âm thanh, người bệnh chỉ cần nằm yên ở một tư thế là sẽ có được hình ảnh chụp sắc nét.

chụp cộng hưởng từ cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi

Đội ngũ chuyên gia, Bác sĩ chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC

6. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ

Ngoài việc tìm hiểu chụp cộng hưởng từ là như thế nào người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng tới sức khỏe và đạt được kết quả chụp tốt nhất:

- MRI có chi phí tương đối đắt và không phải lúc nào cũng cần thiết. Vì thế, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì không cần chụp cộng hưởng từ.

- Khi vào phòng chụp, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhân viên phòng chụp. Nếu trong cơ thể có đặt dụng cụ hay cấy ghép thiết bị nào, dùng răng giả, có mảnh đạn... cần thông báo với nhân viên phòng chụp vì những vật bằng kim loại cần được lấy ra trước khi chụp để tránh việc từ trường của máy gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. 

- Không mang vật dụng kim loại vào phòng chụp;

- Nằm yên để thu được chất lượng hình ảnh tốt;

- Thuốc tương phản có thể gây dị ứng nên nếu có các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, tê chân tay, chóng mặt, buồn nôn,... nhưng sẽ rất nhẹ và sẽ mất hẳn khi dùng thuốc chống dị ứng.

Hiện nay MEDLATEC máy chụp cộng hưởng từ đã được đưa vào phục vụ việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Phòng chụp MRI tại MEDLATEC đạt tiêu chuẩn bắt buộc của Bộ Y tế Để nhằm đảm bảo chất lượng chụp và độ an toàn cao nhất cho bệnh nhân:

- Thiết bị bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

- Quy trình chụp khoa học.

- Có phòng điều khiển và xử lý ảnh.

Thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC do đội ngũ chuyên gia được học tập, đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ ở các bệnh viện lớn trong nước và quốc tế, chuyên gia của nhà cung cấp máy MRI - hãng GE trực tiếp thực hiện nên sẽ đem lại chất lượng hình ảnh tốt nhất, phục vụ chẩn đoán chính xác bệnh. Quý khách muốn tìm hiểu kĩ hơn chụp cộng hưởng từ là như thế nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.