Tin tức
Góc giải đáp: Bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?
- 26/02/2021 | Bác sĩ tư vấn: Đau mắt đỏ cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
- 08/01/2021 | Tổng hợp những thông tin cần biết về viêm kết mạc mắt
- 06/01/2021 | Mổ mắt cận thị giá bao nhiêu và những thông tin cần biết
1. Bệnh tăng nhãn áp
Để giải đáp được câu hỏi bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không, chúng ta cần nắm rõ những thông tin cơ bản về chúng. Trước hết, đây là căn bệnh có liên quan đến thị lực, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Tăng nhãn áp là bệnh về nhãn quan khá nghiêm trọng
Khi mắc bệnh, áp lực chất lỏng trong mắt hay thủy dịch tăng từ đó gây áp lục lên mắt. Sau một thời gian không được điều trị, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tổn thương dây thần kinh, có thể khiến mù lòa, mất thị lực. Đây là hậu quả rất nghiêm trọng không ai muốn gặp phải.
Ngoài ra, căn bệnh này được chia thành 4 loại chính, mọi người hãy nắm được vấn đề này để xác định tình trạng bệnh của mình. Cụ thể, những loại tăng áp nhãn áp thường gặp đó là: bệnh bẩm sinh, tăng nhãn áp góc mở, góc đóng và tăng nhãn áp thứ phát.
Dù mắc loại bệnh nào mọi người cũng không thể chủ quan, hãy theo dõi các triệu chứng, đồng thời đi khám và điều trị kịp thời.
2. Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp?
Chắc hẳn mọi người không chỉ quan tâm tới vấn đề tăng nhãn áp có nguy hiểm không mà còn muốn nắm được nhưng yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhờ vậy chúng ta có thể chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe và thị lực của mình.
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn so với những đối tượng khác
Yếu tố không thể không nhắc tới đó là tuổi tác, nhìn chung căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ người nào. Song, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân trên 40 tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Đó là lý do vì sao chúng ta nên quan tâm chăm sóc thị lực cho người cao tuổi.
Nếu gia đình bạn có người thân từng mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn nên đi kiểm tra thị lực thường xuyên. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng nhãn áp làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho những thành viên khác.
Những người mắc phải những bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... hoặc trường hợp sử dụng thuốc corticoid kéo dài cũng làm tăng rủi ro mắc bệnh.
Việc bị tổn thương ở mắt cũng được coi là yếu tố gây bệnh tăng nhãn áp, nhất là khi bạn đối mặt với chấn thương nguy hiểm, ví dụ như bị đánh vào mắt. Bệnh tăng nhãn áp có thể phát triển ngay sau khi mọi người gặp chấn thương, bệnh cũng có nguy cơ phát triển một thời gian sau đó. Bạn nên cẩn thận theo dõi và chăm sóc đôi mắt thật tốt.
3. Bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
Chắc hẳn rất nhiều bạn thắc mắc không biết bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không, thị lực và cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trên thực tế, nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời, thị lực sẽ bị đe dọa rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cuộc sống, sinh hoạt của bạn cũng bị đảo lộn, thay đổi do các triệu chứng của bệnh gây ra.
Nhiều người thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
3.1. Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa
Các bác sĩ chuyên khoa đã cảnh báo rằng tăng nhãn áp là căn bệnh rất nguy hiểm liên quan tới nhãn khoa. Chúng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mù lòa. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và đối mặt với biến chứng trên có xu hướng tăng nhanh. Đây là hồi chuông cảnh báo để mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe đôi mắt.
Như vậy chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Càng để lâu, bệnh càng diễn biến tồi tệ hơn, gia tăng nguy cơ mù lòa cho người bệnh.
Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, chính vì thế bệnh nhân không kịp thời phát hiện, điều trị trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng, họ mới nắm được tình hình, lúc này việc điều trị gặp nhiều khó khăn, không đem lại hiệu quả cao.
3.2. Bệnh tăng nhãn áp làm giảm chất lượng đời sống
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng đời sống. Cụ thể, thị lực của bệnh nhân yếu hơn, tầm nhìn giảm, hay bị đau mỏi mắt, chói mắt,… Điều này khiến họ không thể tập trung khi tham gia giao thông, chơi thể thao hoặc làm việc. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người bệnh không thể tự mình thực hiện hoạt động sinh hoạt cá nhân.
Người bệnh dễ cảm thấy trầm cảm, căng thẳng
Nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Bởi vì, khi mắc bệnh, cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc tăng nhãn áp có xu hướng trầm cảm, rối loạn tâm lý.
4. Phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
Để giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh tăng nhãn áp, chúng ta nên theo dõi và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế, y học ngày nay vẫn chưa đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm cho người bệnh, tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát tốt nếu bạn tích cực điều trị.
Bệnh nhân nên tích điều trị bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng
Trong đó, bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật và sử dụng laser để đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Đối với điều trị bằng thuốc, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng những loại có tác dụng giảm áp lực của mắt, ví dụ như: Rescula, Xalatan,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những tác dụng phụ có thể gặp phải trong thời gian điều trị.
Nếu sử dụng thuốc mà bệnh không được cải thiện, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật hoặc chiếu laser. Chúng ta nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe đôi mắt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp phần nào thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Chúng ta nên chủ động chăm sóc đôi mắt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và gặp những biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường, mọi người hãy đi khám và điều trị kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!