Tin tức
Góc giải đáp: Làm thế nào khi bị nấm da đầu?
- 04/12/2020 | Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị nấm da đầu hiệu quả nhất hiện nay
- 09/05/2020 | Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì và cách chữa trị triệt để
- 09/12/2020 | Cách trị nấm da đầu tận gốc cực hiệu quả ai cũng công nhận
- 04/12/2020 | Nấm da đầu: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
- 07/01/2021 | Bỏ túi những thông tin y khoa về tình trạng nấm da đầu
1. Những nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu
Tình trạng bệnh nấm da đầu có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do nấm sợi Trichophyton và Microsporum gây ra. Những loại nấm này thường sinh sống và phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Dưới đây là một số điều kiện thuận lợi để nấm phát triển và bệnh dễ dàng xảy ra:
- Gội đầu không sạch:
Gội đầu là công việc vệ sinh cá nhân mà chúng ta thường xuyên phải làm. Tuy nhiên, nếu bạn gội đầu không sạch, khi da đầu tiết mồ hôi, cùng với bụi bẩn và những tế bào chết chính là một môi trường có độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm gây bệnh nấm da đầu.
Nấm da đầu khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu
Hơn nữa, một số chị em có thói quen gãi da đầu rất mạnh khi gội đầu. Đây là thói quen cần loại bỏ sớm. Vì khi bạn gãi mạnh, chà xát sẽ khiến cho da đầu dễ dàng bị tổn thương, trầy xước. Từ đó, tạo cơ hội cho nấm bệnh sinh sôi và phát triển, tấn công da đầu mạnh mẽ hơn.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học
Một số trường hợp vì quá bận rộn nên thường chần chừ việc gội đầu. Họ thường để đầu quá bẩn mới gội. Đây là một điều không nên, vì khi đầu bẩn, môi trường da đầu sẽ ẩm ướt, nhiều gàu hơn và cũng là môi trường “yêu thích” của các loại nấm gây bệnh.
Bên cạnh đó, một số chị em gội đầu xong nhưng lại không sấy kỹ tóc, dẫn đến việc đi ngủ khi tóc vẫn còn ẩm ướt, chưa khô hẳn. Thói quen này kéo dài lâu ngày sẽ rất dễ mắc bệnh nấm da đầu.
Việc dùng chung một số vật dụng cá nhân với người bệnh, chẳng hạn như: lược chải đầu, đội chung mũ, dùng chung chăn gối,… cũng dễ bị nhiễm nấm.
- Lây bệnh từ động vật
Một số trường hợp bị nhiễm nấm da đầu do tiếp xúc với một số vật nuôi như chó, mèo. Những con vật này cũng dễ nhiễm nấm nếu không được vệ sinh sạch sẽ và khi bị bệnh nó dễ dàng lây sang người tiếp xúc với nó.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì sống trong một môi trường ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh nấm da đầu.
2. Làm thế nào khi bị nấm da đầu
Phương pháp trị nấm da đầu sẽ tùy theo tình trạng, mức độ bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Trị nấm da đầu bằng thuốc
2.1. Trị nấm da đầu bằng thuốc
Phương pháp điều trị bệnh nấm da đầu bằng thuốc phù hợp với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp thuốc bôi không thể điều trị hiệu quả bệnh thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc dạng uống cho người bệnh. Cụ thể như sau:
Thuốc dạng bôi: Đây là loại thuốc trị nấm dạng bôi. Bệnh nhân sẽ thoa đều thuốc trực tiếp lên vùng da bị nhiễm nấm. Tác dụng của nó là giúp giảm triệu chứng ngứa rát và tiêu diệt nấm bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, dạng thuốc này có một nhược điểm là trường hợp tóc che khuất vùng da nấm thì sẽ rất khó để thuốc tiếp cận được. Vì thế, nhiều bệnh nhân có thể phải chấp nhận cắt tóc để bôi thuốc.
Thuốc dạng uống: Loại thuốc này có ưu điểm lớn là có thể trị bệnh dứt điểm, tiêu diệt nấm từ bên trong. Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là có thể tạo ra một số tác dụng phụ không, chẳng hạn như tình trạng nổi mề đay, chóng mặt, buồn nôn,…
Trong trường hợp dùng thuốc bôi cho trẻ em, phụ huynh cần theo dõi sát sao và nếu có những biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc để hạn chế nguy cơ rủi ro về sức khỏe.
Trị nấm da đầu bằng chanh
2.2. Trị nấm bằng phương pháp tự nhiên
Một số trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng phương pháp tự nhiên để điều trị bệnh hoặc có thể kết hợp phương pháp này với việc sử dụng thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
Chanh: Trong quả chanh có chứa axit tự nhiên, giúp diệt nấm rất tốt. Bạn có thể pha loãng nước cốt chanh pha loãng rồi thoa đều lên tóc. Sau đó, mát-xa khoảng 10 phút rồi xả sạch.
Tinh dầu tràm trà cũng là một biện pháp tốt giúp tiêu diệt khuẩn nấm và giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng được phục hồi. Trộn đều 1 đến 2 giọt tinh dầu tràm trà với dầu dừa để ủ tóc. Bạn sẽ cảm nhận được kết quả sau một thời gian kiên trì thực hiện.
Giấm: Bạn cũng có thể pha loãng giấm với nước rồi thoa lên tóc để giảm ngứa hiệu quả.
Với mỗi biện pháp điều trị bệnh, bạn cần kiên trì thực hiện và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Một số lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa và hạn chế tình trạng bệnh:
- Vệ sinh da đầu sạch sẽ mỗi ngày, lưu ý không được gãi mạnh để da đầu bị trầy xước. Nhất là khi trời nắng nóng và sống ở môi trường đông người thì càng cần phải chú ý đến điều này. Cần phải xả nước kỹ và nên sấy tóc khô trước khi đi ngủ.
Gội đầu đúng cách và sạch sẽ để phòng bệnh
- Không nên đội mũ quá chật hoặc đội quá lâu vì nó dễ tạo ra môi trường ẩm ướt khiến nấm phát triển.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để hạn chế nguy cơ bị lây bệnh.
- Không tiếp xúc với con vật đang bị bệnh.
- Nếu nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, cần đến thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
- Không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để cơ thể được tăng cường sức đề kháng. Đây cũng chính là một cách ngăn ngừa bệnh tật rất hiệu quả.
Bạn có thể gọi đến 1900 56 56 56, các bác sĩ chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!