Tin tức

Hạ canxi trong máu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 22/05/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động co dãn, đông cầm máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Bệnh nhân bị hạ canxi hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi trong máu có giá trị thấp hơn mức độ giới hạn cho phép. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, hạ canxi trong máu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

1. Hạ canxi trong máu là gì?

Ở người bình thường, mức độ canxi trong máu thuộc khoảng giá trị 8,8 - 10,4 mg/dL.

Hạ canxi trong máu được định nghĩa chính xác như sau: Nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường, nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL.

Mức độ ổn định của canxi phụ thuộc và 3 yếu tố sau:

- Lượng canxi mà cơ thể nạp vào mỗi ngày thông qua việc ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa canxi.

- Mức độ ruột hấp thụ canxi.

- Sự bài tiết canxi tại thận.

Theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng thì người trường thành nên nạp vào cơ thể 1000mg canxi mỗi ngày. Trong đó một lượng khoảng 200 - 400mg sẽ được ruột hấp thụ, khoảng 200mg bài tiết qua thận, 200mg được đào thải qua các dịch tiêu hóa, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài cùng với phân.

Xương dự trữ khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể, 1% canxi tự do còn lại đóng vai trò như hệ đệm, có thể điều chỉnh nồng độ canxi trong máu lúc cần thiết bằng cách trao đổi với dịch ngoại bào.

Hạ canxi trong máu

Hạ canxi trong máu là lượng canxi xuống thấp hơn mức bình thường

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hạ canxi?

Cung cấp không đủ canxi cho cơ thể: Tình trạng này gặp ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu.

Hạ canxi trong máu

Phụ nữ mang thai thuộc diện có nhu cầu canxi cao do đó thường xuyên đối mặt với nguy cơ hạ canxi

Thiếu vitamin D: Cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ngoài ra, tác dụng phụ của các thuốc rifampicin, phenobarbital hoặc không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến lượng canxi trong máu cũng bị ảnh hưởng.

Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ khiến lượng hormone PTH giảm khiến lượng canxi trong máu suy giảm. Lượng photpho trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của hạ canxi.

Thiếu magnesi: Nồng độ magnesi trong máu giảm do ruột kém hấp thu hoặc nghiện rượu, tình trạng này liên quan đến thiếu hormone PTH tương đối. Đây có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của hạ canxi trong máu.

Các bệnh lý tại thận: Bệnh nhân suy thận cũng có thể bị hạ canxi, nguyên nhân do giảm bài tiết photpho hoặc các tế bào thận bị tổn thương làm giảm quá trình tổng hợp 1,25OH2D3. Ngoài ra hội chứng nhiễm toan ống lượn xa hoặc hội chứng Fanconi khiến lượng canxi quan thận giảm.

Hạ protein trong máu: Tình trạng hạ canxi máu lâm sàng hay còn gọi là giả hạ canxi máu. Lượng canxi gắn với xác protein giảm đi nhưng lượng canxi ion hóa không thay đổi.

Viêm tụy cấp: Khi bị viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelat với canxi dẫn đến tính trạng hạ canxi trong máu.

Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu, tăng tiết calcitonin,...

3. Những triệu chứng ở bệnh nhân hạ canxi trong máu

3.1. Triệu chứng ở trẻ em

- Tăng phản xạ gân xương: Thực hiện kiểm tra bằng cách gõ vào ở vị trí trước gờ tai ngoài khoảng 2cm và dưới xương gò má, nếu thấy các cơ mặt bên cùng co lại thì bị hạ canxi, đây là dấu Chvostek.

Hạ canxi trong máu

Vị trí thực hiện dấu Chvostek

- Co rút cơ: Sử dụng dấu Trousseau, đo huyết áp tâm thu 20mmHg và giữ trong thời gian khoảng 3 phút, nếu có sự co rút cơ sẽ xảy ra sau đó bao gồm gấp cổ tay và khớp bàn ngón, duỗi các ngón tay, gập ngón cái vào lòng bàn tay thì dấu trousseau dương tính.

- Ngoài ra còn một số biểu hiện như: co giật, run rẩy, cơ thể chậm chạp, bỏ bú, chán ăn.

3.2. Triệu chứng ở người lớn

- Sử dụng dấu Chvostek và dấu Trousseau để kiểm tra tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ.

- Co giật, chuột rút.

- Rối loạn cảm giác trong bàn tay, bàn chân.

- Nhịp tim đập loạn, đau thắt bụng

- Trầm cảm.

Hạ canxi trong máu

Bàn tay của người bị hạ canxi

3.3. Biểu hiện hạ canxi cấp

Biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp dưới dạng cơn Tenany, cụ thể như sau:

- Dị cảm ở đầu lưỡi, môi, đầu chi.

- Chân duỗi như đạp xe đạp

- Cơ toàn thân đau nhức, các cơ mặt bị co giật.

- Nồng độ canxi trong máu lúc này rất thấp, chỉ dưới 7 mg/dL.

Khi bị hạ canxi cấp cần đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ xảy ra những biến chứng nhuyễn xương ở người lớn hoặc chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

4. Chẩn đoán,điều trị và phòng ngừa hạ canxi

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh:

- Thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ canxi trong máu, đâu là xét nghiệm mang tính quyết định trong việc chẩn đoán bệnh.

- Kiểm tra lâm sàng tình trạng tóc, da, cơ bắp của người nghi ngờ bị bệnh.

- Kiểm tra tâm lý: Chứng mất trí, nhầm lẫn ảo giác.

- Kiểm tra thần kinh: dấu trousseau, dấu chvostek, rối loạn tri giác, co giật,...

Những phương pháp điều trị hiệu quả:

- Bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch, phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân hạ canxi máu cấp. Cách này sẽ giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt một cách nhanh chóng nhất.

- Bổ sung canxi thông qua đường uống.

- Điều trị bệnh nền nếu hạ canxi máu do bệnh gây ra.

Một số biện pháp để phòng ngừa hạ canxi hiệu quả:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ lượng canxi nạp vào cơ thể, bạn nên xin ý kiến tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.

- Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng cúng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế tình trạng thiếu hụt canxi trong máu.

- Hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.

Hạ canxi trong máu

Chế độ dinh dưỡng với lượng canxi thích hợp để hạn chế những nguy cơ gây nên tình trạng thiếu hụt canxi

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 hoặc đến cơ sở y tế của chúng tôi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ