Tin tức
Hậu quả khôn lường do răng khôn
Tại sao răng khôn mọc lệch ngầm?
Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, hoặc răng hàm lớn thứ ba. Răng khôn mọc muộn nhất trên cung răng (từ 18-25 tuổi), tuy nhiên cũng có thể mọc sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dày hơn cùng với một số yếu tố toàn thân làm cho răng khôn dễ bị lệch và ngầm, đặc biệt là răng khôn hàm dưới.
Các biến chứng do răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch dễ gây ra nhiều biến chứng.
Viêm nhiễm tại chỗ
Do bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh làm sạch nên gây viêm tổ chức quanh thân răng, gây đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn, thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng huyết…
Gây tổn thương răng bên cạnh (răng số 7)
Răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt sau của răng số 7.
Quá trình tổn thương có thể âm thầm, kéo dài trong nhiều năm đến khi tổn thương lan rộng, lúc này bạn mới đi khám thì nhiều khi răng số 7 đã hỏng, không thể giữ lại được. Bạn lưu ý, răng số 7 (hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai) là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.
Gây u, nang xương hàm
Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm… Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm răng nguy cơ gãy xương hàm.
Gây chen chúc răng
Răng khôn mọc lệch gần xô đẩy có thể gây chen chúc các răng trước.
Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác
Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Có thể gây hội chứng giao cảm: Đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.
Khi nào cần nhổ răng khôn?
- Răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng...
- Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc ăn nhai, gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng
- Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình
- Dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch khi chưa xảy ra tai biến giúp tránh những tai biến đau nhức cho bệnh nhân về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng cần lưu ý gì?
Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại trừ thức ăn thừa.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
- Đánh răng đúng cách mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flour để bảo vệ răng.
- Dùng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn còn sót lại sau khi chải răng
- Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện những tổn thương, bệnh lý sớm và xử trí kịp thời
Trường hợp nếu bạn tiếp tục xuất hiện các triệu trứng bất thường, thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tin để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng xử trí kịp thời, tránh để lại những biến chứng.
Chuyên khoa Răng - hàm - mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một trong những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng trang bị thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc răng miệng. Đặc biệt, chuyên khoa có các tiểu phẫu như nhổ răng khôn với sự hỗ trợ của các thiết bị phẫu thuật mới và việc tuân thủ thực hiện đúng quy trình chuyên môn của Bộ Y tế giúp mang lại hiệu quả điều trị không bị sang chấn, lành thương nhanh giúp bệnh nhân vận động sớm hơn, giảm các nguy cơ nhiễm trùng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!