Tin tức
Hẹp van động mạch chủ và những vấn đề ai cũng cần biết
- 24/05/2015 | Phình động mạch chủ bệnh cần phát hiện sớm
- 30/05/2022 | Những lưu ý không nên bỏ qua về bệnh hẹp eo động mạch chủ
- 25/05/2021 | Bệnh van động mạch chủ hai mảnh có thể gây biến chứng nguy hiểm
1. Thế nào là hẹp van động mạch chủ?
Bệnh hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cửa van của động mạch chủ không được mở ra hoàn toàn, khiến lỗ mở giữa động mạch chủ và tâm thất trái sẽ rất hẹp. Do đó tim của người bệnh sẽ rất vất vả để bơm máu qua lỗ nhỏ này. Sau một thời gian, buồng thất sẽ giãn ra khiến tim yếu hơn.
Không những vậy, tình trạng van hẹp còn có thể gây tích tụ máu ở tâm thất dẫn tới thiếu máu và cản trở việc cung cấp máu cho nhiều cơ quan khác của cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn biến âm thầm, tuy nhiên, khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh thì nguy cơ tử vong rất cao.
Hẹp van động mạch chủ là tình trạng nguy hiểm
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Đau thắt ngực: Ở giai đoạn đầu, biểu hiện này không rõ ràng, đôi khi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, càng về sau, triệu chứng càng rõ ràng vì mức độ đau tăng dần và lan đến hàm cổ hoặc tay.
- Ho nhiều và có thể ho ra máu.
- Đau đầu, choáng váng, một số trường hợp có thể ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
- Người bệnh có cảm giác khó thở, mệt mỏi, hay bị tỉnh giấc khi ngủ.
- Tay chân yếu hơn bình thường.
- Suy giảm thị giác.
- Sốt cao.
Đau thắt ngực là một biểu hiện của bệnh
Tuy nhiên, mỗi người bệnh có mức độ bệnh khác nhau và có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau hoặc không xuất hiện dấu hiệu bất thường.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến hẹp van động mạch chủ?
Có nhiều nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
-
Dị tật tim bẩm sinh
Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có bất thường về cấu tạo van tim, chẳng hạn như van hai lá,… Những dị tật tim bẩm sinh này có thể dẫn tới hẹp van tim và gây thoái hóa làm tăng nguy cơ hẹp van động mạch chủ.
-
Do vôi hóa hay xuất hiện mảng cholesterol đóng ở van tim
Tuổi cao là yếu tố dẫn đến vôi hóa động mạch chủ và từ đó gây ra nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao
-
Sốt thấp khớp
Hiện tượng sốt thấp khớp rất nguy hiểm, đặc biệt gây hại cho van tim và làm tăng nguy cơ suy tim. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể tạo ra các mô sẹo ở van động mạch chủ, khiến van hẹp lại, đồng thời dễ tích tụ những mảng vôi hóa tại đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Do thấp tim
Thấp tim có thể kéo theo rất nhiều vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như vôi hóa, xơ hóa hay tình trạng dính các mép van, hẹp van ở động mạch chủ,…
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp van của động mạch chủ có thể kể đến như sau:
- Do yếu tố di truyền.
- Trường hợp bị thoái hóa van động mạch chủ.
- Càng cao tuổi thì nguy cơ vôi bám ở tim càng cao.
- Người mắc một số bệnh như sốt thấp khớp, thận mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người nghiện thuốc lá,…
3. Chẩn đoán và điều trị hẹp van động mạch chủ
Ngoài thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những xét nghiệm sau để có được kết luận bệnh chính xác nhất:
- Điện tâm đồ.
- Chụp X-quang lồng ngực.
- Siêu âm Doppler tim.
- Thông tim.
- Nghiệm pháp gắng sức.
Sau khi chẩn đoán, tùy thuộc vào từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Có thể kết hợp nhiều phương pháp để mang lại kết quả cao nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:
Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị bệnh
-
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được chỉ định là thuốc giúp cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng suy tim, chẳng hạn như thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu,… Với một số trường hợp khác có thể được chỉ định dùng kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng và viêm cơ tim.
-
Nong van bằng bóng
Đây là phương pháp chỉ phù hợp với trẻ em và một số bệnh nhân cao tuổi không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật thay van.
-
Phẫu thuật mổ hở thay van
Phương pháp này có tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên tuổi thọ của van và sự ảnh hưởng của van với người bệnh còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Có 2 loại van thường được sử dụng là:
+ Van sinh học: Phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe yếu, tuổi thọ của van thường khá ngắn và có thể gây ra biến chứng hở hoặc hẹp van trong khoảng 10 năm.
+ Van cơ học: Đây là loại van bằng kim loại và có tuổi thọ cao. Nhưng khi lựa chọn loại van này, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời để tránh nguy cơ tắc mạch và hình thành cục máu đông.
Để phòng ngừa bệnh hẹp van động mạch chủ, cần thực hiện một số lưu ý sau:
- Thường xuyên tập thể dục để phòng ngừa nhiều loại bệnh tật khác nhau, đặc biệt là bệnh tim mạch.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh, tăng cường ăn rau củ quả và hạn chế các loại chất béo.
- Không nên hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tăng phòng ngừa nguy cơ thấp tim.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu kali nếu sử dụng thuốc chống đông máu.
- Nếu có bất cứ biểu hiện khác thường nào, cần đi khám sớm để được can thiệp kịp thời.
- Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh hẹp van động mạch chủ để kịp thời điều trị.
Hiện nay, Khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống thiết bị y khoa hiện đại, MEDLATEC sẽ mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ y tế chất lượng nhất. Hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!