Tin tức
Hội chứng thắt lưng hông: triệu chứng và biện pháp điều trị
- 17/05/2021 | Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- 27/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa chứng đau thắt lưng hiệu quả
- 06/03/2021 | Đau thắt lưng: nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả
1. Hội chứng thắt lưng hông là gì và nguyên nhân?
Cột sống thắt lưng của con người gồm các đốt sống nối liền nhau, bên trong là các rễ dây thần kinh tủy sống từ L1 đến L5. Các rễ thần kinh này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng điều khiển hoạt động của các cơ quan thân dưới.
Hội chứng thắt lưng hông do tổn thương cột sống và rễ thần kinh
Khi cột sống hoặc đĩa đệm vùng thắt lưng này bị tổn thương, rễ thần kinh cũng bị ảnh hưởng theo gây nhiều triệu chứng do rễ thần kinh chi phối.
Nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông xuất phát từ tổn thương cột sống, đĩa đệm trong các bệnh lý và vấn đề sức khỏe sau:
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng thắt lưng hông. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống của cột sống, có vai trò giảm sốc trong chuyển động cột sống. Nhưng theo thời gian đĩa đệm bị lão hóa hoặc yếu tố tác động khác, bao xơ đĩa đệm có thể bị rách. Dịch bên trong đĩa đệm sẽ chảy ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh.
Nguyên nhân khác
Rễ dây thần kinh cột sống có thể bị viêm nhiễm, tổn thương trong các bệnh lý như hẹp đốt sống, u đốt sống, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Hội chứng thắt lưng hông dễ gặp hơn ở người béo phì
Yếu tố nguy cơ
Hội chứng thắt lưng hông thường gặp hơn ở các đối tượng sau:
-
Người cao tuổi: Càng lớn tuổi, đĩa đệm cột sống càng có nguy cơ lão hóa cao và dây thần kinh cột sống cũng bị ảnh hưởng.
-
Tính chất công việc: Những người làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng thường xuyên, ngồi sai tư thế, vận động viên tập các môn tác động lực lớn lên vùng cơ lưng,… dễ bị rách bao hoạt dịch, thoái hóa cột sống dẫn đến viêm, kích ứng rễ dây thần kinh hơn, vì thế nguy cơ chứng thắt lưng hông cũng cao hơn.
-
Bệnh lý cột sống: Bệnh lý cột sống làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thắt lưng hông như: đau thắt lưng, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, dị dạng cột sống bẩm sinh,…
Hội chứng thắt lưng hông liên quan đến dây thần kinh cột sống nên điều trị và khắc phục khó khăn, cần xác định nguyên nhân để điều trị hiệu quả hơn.
2. Triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông như thế nào?
Hội chứng thắt lưng hông do tổn thương, viêm rễ dây thần kinh cột sống nên bệnh nhân sẽ có nhiều triệu chứng tại các cơ quan liên quan. Theo triệu chứng bệnh, hội chứng thắt lưng hông được chia thành nhiều nhóm sau:
Hội chứng cột sống đặc trưng là những cơn đau thắt lưng
2.1. Hội chứng cột sống
Hội chứng cột sống triệu chứng gặp phải thường là:
-
Đau cột sống thắt lưng: bệnh nhân có thể đau đột ngột hoặc xuất hiện từ từ, đặc điểm cơn đau chủ yếu tập trung của 1 số đốt sống nhất định. Đau theo tính chất đau cơ học.
-
Giảm hoạt động: Cột sống thắt lưng và rễ dây thần kinh cột sống bị tổn thương trực tiếp gây hạn chế các động tác thường ngày như ngửa người, cúi người, nghiêng người, xoay cột sống,…
-
Cột sống biến dạng: có thể thay đổi đường cong sinh lý của cột sống. Bệnh nhân có thể giảm ưỡn hoặc mất ưỡn cột sống, lệch vẹo cột sống, gù,… tùy theo tình trạng tổn thương.
2.2. Hội chứng rễ thần kinh
Ở nhóm hội chứng thắt lưng hông này, tổn thương rễ thần kinh cột sống nên các triệu chứng xuất hiện bao gồm:
-
Tê bì tay chân, mất cảm giác tay chân.
-
Giảm khả năng lao động, sinh hoạt, thậm chí là đi lại và thực hiện các động tác bình thường.
-
Kiểu đau rễ thần kinh: Người bệnh có cảm giác đau nhức, buốt nặng, tê bì ở dọc đường đi của rễ thần kinh. Tùy từng người bệnh mà cơn đau âm ỉ mọi tư thế hoặc đau nặng hơn khi hắt hơi, đứng hoặc đi lại.
Đau rễ thần kinh cột sống ảnh hưởng tới hoạt động của các chi
Tùy theo triệu chứng xuất hiện mà bác sĩ có thể chẩn đoán là hội chứng cột sống hay hội chứng rễ thần kinh. Từ đó biện pháp điều trị và cải thiện bệnh có thể khác nhau.
3. Điều trị và kiểm soát hội chứng thắt lưng hông
Để điều trị hội chứng thắt lưng hông hiệu quả, cần xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh. Cụ thể như sau:
Để giảm đau và ảnh hưởng của hội chứng thắt lưng hông, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện như:
-
Tập bài tập giãn cơ.
-
Chườm nóng hoặc chườm lạnh.
-
Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa.
-
Tập thể dục phù hợp, tập trung vào các bài tập cải thiện sức khỏe và độ dẻo dai của cột sống thắt lưng.
Nếu không điều trị tốt, triệu chứng sẽ nặng dần và xuất hiện những tổn thương không phục hồi. Bệnh nhân cần kết hợp điều trị nội khoa, tập luyện để cải thiện bệnh, nếu không cần can thiệp phẫu thuật.
Cần tuân thủ điều trị khi dùng thuốc giảm đau
Một số thuốc dùng trong điều trị hội chứng thắt lưng hông bao gồm: thuốc giãn cơ, thuốc tiêm Steroid, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid,…
Nếu bạn đang béo phì, thừa cân, cần tập luyện và ăn uống lành mạnh để giảm cân, đồng thời với đó là những bài tập điều chỉnh, tăng cường độ dẻo dai của cơ xương khớp lưng.
Nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, hội chứng thắt lưng hông hoàn toàn có thể được đẩy lùi. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều thuốc dẫn đến tác dụng phụ và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, hiện MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân, trong đó có các bệnh nhân mắc hội chứng thắt lưng hông bởi:
-
Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến.
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, tận tình.
-
Quy trình thăm khám nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
MEDLATEC - địa chỉ vàng, an tâm khi thăm khám sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!