Tin tức

Hỏi đáp: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Ngày 31/10/2022
Tiểu cầu là một tế bào máu, chúng có vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu. Sự thay đổi bất thường về số lượng tiểu cầu trong máu sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không hay là dấu hiệu của bệnh lý nào khác? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

1. Nhận biết về giảm tiểu cầu

Tiểu cầu là tế bào máu được sản xuất từ tủy xương. Loại tế nào bào này tồn tại trong máu với số lượng tiêu chuẩn là 150.000 - 450.000/micro lít máu. Thời gian sống của tiểu cầu là từ 7 - 10 ngày sau đó được thay thế bằng các tế bào mới khác. Sự thay đổi này diễn ra liên tục nhưng ở người bình thường khỏe mạnh sẽ không có sự biến đổi quá lớn về số lượng tiểu cầu trong thời điểm nhất định. 

Giảm tiểu cầu là gì?

Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu tìm thấy trong máu ít hơn mức tiêu chuẩn (nhỏ hơn 150.000 tế bào/micro lít máu). Số lượng tiểu cầu giảm sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò đông máu trong cơ thể. Máu có thể chảy dưới da hoặc chảy ra bên ngoài. Số lượng giảm tiểu cầu có thể ở mức nhẹ hoặc nặng khác nhau tùy từng trường hợp và khả năng đông máu vì thế cũng bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. 

Tiểu cầu là tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

Tiểu cầu là tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

Biểu hiện giảm tiểu cầu

Nhiều người lo ngại giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu bởi số lượng tiểu cầu ít đi có thể là dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh nguy hiểm này. Tình trạng giảm tiểu cầu thường có những triệu chứng sau đây: 

  • Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam không rõ nguyên nhân

  • Xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dưới da với những nốt mẩn đỏ kích thước rất nhỏ chỉ bằng đầu kim nhìn thấy được dưới da. Nhiều nhất là ở 2 cẳng chân.

  • Xuất hiện ban huyết với các nốt ban đỏ có kích thước trên 3mm dưới da.

Các tình trạng giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu mức nhẹ: Ở mức nhẹ khi số lượng tiểu cầu giảm thường sẽ không gây nên triệu chứng gì bất thường, bệnh nhân chỉ được phát hiện số lượng tiểu cầu trong máu ít hơn bình thường khi làm xét nghiệm huyết đồ.

Giảm tiểu cầu nặng: Khi tiểu cầu giảm xuống mức <20.000/micro lít máu là tình trạng nặng của suy giảm tiểu cầu. tình trạng này dẫn đến chảy máu kéo dài không cầm được, kỳ kinh nguyệt không có dấu hiệu dừng lại. 

Giảm tiểu cầu rất nặng: Nếu số lượng tiểu cầu dưới 10.000/micro lít máu sẽ khiến chảy máu tự phát, xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, họng, hoặc chảy máu toàn thân. Chính những triệu chứng này khiến người bệnh lo ngại giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không. 

Nhiều người thường lo ngại giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu bởi những dấu hiệu bất thường mà tình trạng này gây nên

Nhiều người thường lo ngại giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu bởi những dấu hiệu bất thường mà tình trạng này gây nên

2. Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu?

Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất của những bệnh nhân đang có dấu hiệu giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị giảm tiểu cầu cũng có nguyên nhân xuất phát là do ung thư. Số lượng tiểu cầu giảm có thể do những nguyên nhân sau đây: 

Do nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết

Virus Dengue gây sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có giảm tiểu cầu. Theo các bác sĩ, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn và triệu chứng giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở giai đoạn thứ 2 (khoảng cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 nhiễm bệnh).

Ngoài ra, những bệnh nhân nhiễm các loại virus như: thủy đậu, quai bị, viêm gan B, C, nhiễm virus HIV,… và một số loại virus khác đều có thể xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu nhẹ đến nặng. Nguyên nhân do virus hoạt động làm ức chế khả năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương. Khi trong cơ thể không còn virus thì tủy xương sẽ lại sản xuất tiểu cầu như bình thường. 

Do sử dụng thuốc có thành phần kháng tiểu cầu

Một số loại thuốc điều trị bệnh lý có thành phần làm ức chế khả năng tạo tiểu hoặc kháng thể phá hủy tiểu cầu. Vì vậy, trường hợp này cần được làm xét nghiệm máu và điều tra lịch sử bệnh lý, quá trình sử dụng thuốc để xác định đúng nguyên nhân. 

Mắc bệnh lý ác tính

Để biết được trường hợp giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu thì bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm và sinh thiết cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bởi giảm tiểu cầu cũng là một biểu hiện rất thường thất của bệnh ung thư máu. Mắc bệnh này, trong cơ thể bệnh nhân bị tế bào ung thư chiếm nhiều vị trí ở tủy xương, ức chế khả năng sản xuất tiểu cầu. 

Để biết giảm tiểu cầu có phải là ung thư hay không thì cần phải làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân

Để biết giảm tiểu cầu có phải là ung thư hay không thì cần phải làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Đây là một chứng rối loạn đông máu, có thể dẫn đến các vết tím bầm, chảy máu dễ dàng hoặc quá mức. Một số triệu chứng nhận biết khi bệnh xảy ra như: Xuất huyết dưới da, ban xuất huyết, chảy máu niêm mạc,... 

Bệnh thiếu máu bất sản

Là tình trạng khá hiếm gặp. Tủy xương của người bệnh không sản xuất được tế bào máu như cơ chế bình thường, vì thế làm giảm số lượng tiểu cầu. Nguyên nhân thường là do bị nhiễm virus hoặc sử dụng thuốc hay thiếu máu bẩm sinh hoặc nhiễm chất phóng xạ. Điều này giải thích vì sao những người qua quá trình hóa trị chữa ung thư cũng gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu và cả hồng cầu. 

Do di truyền

Tình trạng đột biến gen di truyền cũng là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Bệnh có thể phát hiện sớm ở trẻ em với các vấn đề bệnh lý liên quan đến máu. 

Một số nguyên nhân khác

Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không thể khẳng định chắc chắn được. Vì ngoài những nguyên nhân trên thì số lượng tiểu cầu còn bị suy giảm do những nguyên nhân khác như: lá lách to (khiến tiểu cầu bị mắc kẹt trong lách không lưu thông được trong máu bình thường), do mang thai hoặc do uống nhiều rượu, thiếu  vitamin B12 và axit folic, mắc bệnh lupus ban đỏ, bệnh nhân ghép tạng, viêm mạch máu , hở van tim, nhiễm trùng nặng,...

Giảm tiểu cầu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không riêng gì ung thư máu

Giảm tiểu cầu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không riêng gì ung thư máu

3. Phải làm gì khi bị giảm tiểu cầu?

Không thể khẳng định việc giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu mà việc đầu tiên phải xác định chính xác được nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Bằng các phương pháp xét nghiệm máu, kháng thể tiểu cầu, sinh thiết,… cùng với điều tra bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu và tìm ra nguyên nhân chính. Đó chính là cơ sở đều áp dụng phương pháp điều trị về sau. 

Để điều trị giảm tiểu cầu phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng nguyên nhân. Nếu đã loại trừ được khả năng ung thư thì phác đồ điều trị áp dụng cho nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng giảm tiểu cầu. Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định truyền tiểu cầu để khắc phục tình trạng này. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là cơ sở y tế uy tín tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng. Nếu bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hãy gọi ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và được tư vấn cụ thể hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ