Tin tức

Hướng dẫn cách phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ

Ngày 10/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Qua từng giai đoạn phát triển, kỹ năng vận động của trẻ sẽ tăng dần theo các cấp độ khác nhau. Vậy kỹ năng vận động tinh là gì và làm sao để phát triển kỹ năng này ở trẻ? Đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, đồng thời đưa ra cách rèn luyện và hỗ trợ trẻ phát triển vận động tinh.

1. Kỹ năng vận động tinh là gì?

Vận động là quá trình quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ sau này. Quá trình này bao gồm hai kỹ năng là vận động thô và vận động tinh. Thông thường trẻ sẽ sớm phát triển các hoạt động liên quan đến nhóm cơ lớn như: lăn, bò, trườn, xoay người, giữ thăng bằng, đi,… Tất cả những hoạt động này được gọi là vận động thô, có ý nghĩa giúp trẻ kiểm soát cơ bắp của tay, chân.  

Sau khi đã thành thục các hoạt động thô, trẻ sẽ bắt đầu Bắt chước và Tập luyện vận động tinh, tức là những hoạt động liên quan đến nhóm cơ nhỏ như điều khiển ngón tay, bàn tay,… Bằng cách lặp đi lặp lại, học hỏi từ người lớn hoặc tiếp xúc với nhiều đồ chơi sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng này ngay từ khi mới vài tháng tuổi.

kỹ năng vận động tinh ở trẻ

Sau khi đã thành thục các hoạt động thô, trẻ sẽ bắt đầu phát triển vận động tinh, tức là những hoạt động liên quan đến nhóm cơ nhỏ hơn

Một số kỹ năng vận động tinh mà bé nên biết:

Tùy theo tốc độ phát triển, dù sớm hay muộn bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ có thể phát triển những kỹ năng vận động tinh dưới đây:

  • Khum hoặc mở ngón tay sẽ giúp trẻ phối hợp các ngón tay một cách linh động, từ đó hình thành nên các kỹ năng quan trọng khác như: cầm nắm, vẽ, viết,…  

  • Cố định cổ tay sẽ giúp trẻ điều khiển và kiểm soát chuyển động của bàn tay theo ý muốn.

  • Sự khéo léo của bàn tay được thể hiện thông qua các động tác cầm nắm, gỡ đồ vật,… Ngoài ra, để phát triển sức mạnh của cơ tay trẻ có thể thực hiện động tác bằng cả bàn tay.

  • Kỹ năng song song là các động tác thực hiện bằng cả hai tay cùng một lúc, từ đó làm tăng sự phối hợp nhịp nhàng của đôi bàn tay.

  • Sử dụng kéo cho thấy sự khéo léo của trẻ trong việc điều khiển các ngón tay cũng như cách kiểm soát lực tay để cắt. Không chỉ vậy, kỹ năng này còn giúp trẻ phối hợp với mắt để nhìn, quan sát đồ vật.

Một số kỹ năng vận động tinh đơn giản mà bé có thể thực hiện như: khum hoặc mở ngón tay, cầm nắm, đập phá đồ vật bằng hai tay,…

Một số kỹ năng vận động tinh đơn giản mà bé có thể thực hiện như: khum hoặc mở ngón tay, cầm nắm, đập phá đồ vật bằng hai tay,…

Tầm quan trọng của kỹ năng vận động tinh:

Từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, trẻ cần phải rèn luyện và thành thạo các kỹ năng thuộc nhóm vận động tinh. Bởi vì nhóm kỹ năng này có vai trò quan trọng giúp trẻ tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: đánh răng, mặc quần áo. Điều này khiến trẻ trở nên độc lập và có thể chăm sóc cho bản thân mà không cần người khác phải giúp đỡ.

Trong quá trình rèn luyện, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, điều này còn kích thích phát triển các kỹ năng liên quan đến thị giác, thính giác,… Đồng thời, cũng phát triển trí nào của trẻ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ,… Qua đó, trẻ sẽ dần khám phá sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh.

2. Cột mốc phát triển vận động tinh ở trẻ

Khi đi học lớp mầm non, bố mẹ nên tập luyện cho trẻ các kỹ năng vận động tinh cần thiết. Bởi vì đây là thời điểm thích hợp, nếu bỏ qua giai đoạn này thì việc rèn luyện sẽ trở nên khó khăn hơn và trẻ sẽ kém hòa nhập với các bạn cùng trang lứa khi đến lớp. Dưới đây là những cột mốc phát triển vận động tinh ở trẻ, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình:

  • Giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi, trẻ có thể phát triển kỹ năng thông qua các động tác đơn giản như đưa tay lên miệng.

  • Giai đoạn từ 3 - 6 tháng tuổi, mức độ phức tạp bắt đầu tăng dần trẻ có thể tự nắm, lắc đồ vật bằng hai tay hoặc truyền từ tay này sang tay kia.

  • Giai đoạn từ 6 - 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể chụm các ngón tay để cào cấu, vỗ tay, bốc thức ăn cho vào miệng hoặc dùng hai tay lấy đồ chơi.

  • Giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi, trẻ phát triển kỹ năng bằng cách cầm đồ chơi bằng một tay, dùng ngón cái, ngón trỏ để chỉ vào đồ vật, ngoài ra trẻ có thể tự cầm thức ăn đưa vào miệng, thậm chí là đập phá mọi thứ vào nhau.

  • Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, phần lớn trẻ có thể xếp chồng đồ vật lên nhau, dùng bút để vẽ nguệch ngoạc lên giấy, một số trẻ lúc này đã tự ăn được bằng muỗng.

  • Giai đoạn 2 - 3 tuổi, khi được người khác hướng dẫn trẻ đã biết cách rửa tay, sử dụng muỗng để ăn, nhiều trẻ còn tháo lắp được các đồ chơi đơn giản.

  • Giai đoạn 3 - 4 tuổi, lúc này trẻ đã tự mặc được áo quần, biết sử dụng kéo để cắt giấy, có thể vẽ ngôi nhà và các đồ vật ít chi tiết.

  • Giai đoạn 5 - 7 tuổi, trẻ đã có thể viết, tô màu theo tranh có sẵn,… mức độ ghi nhớ cũng phát triển hơn.

Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi phần lớn trẻ đã có thể xếp chồng đồ vật lên nhau, dùng bút vẽ nguệch ngoạc trên giấy, thậm chí là cầm muỗng để ăn

Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi phần lớn trẻ đã có thể xếp chồng đồ vật lên nhau, dùng bút vẽ nguệch ngoạc trên giấy, thậm chí là cầm muỗng để ăn

3. Hướng dẫn phát triển các kỹ năng vận động tinh ở trẻ

Tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, do đó trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bố mẹ nên tạo điều kiện để thúc đẩy trẻ thực hiện các kỹ năng vận động. Những hoạt động mà bạn có thể tham gia làm cùng con như:

  • Trong quá trình ăn bạn có thể cho trẻ khuấy, trộn thức ăn hoặc sắp xếp các đồ vật trên bàn ăn. 

  • Dạy trẻ cách rót nước vào ly, vẽ các hình đơn giản ít chi tiết.

  • Để kích thích khả năng sáng tạo, bạn có thể cho trẻ chơi ghép hình, nặn đất sét, cắt dán thủ công,…

  • Khuyến khích trẻ sắp xếp đồ chơi vào hộp sau khi chơi xong.

  • Dạy trẻ bắt chước cách mở hộp, vặn nắp,… để tăng sức mạnh cho bàn tay.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, bố mẹ nên quan tâm và dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, bố mẹ nên quan tâm và dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ

Kỹ năng vận động tinh rất quan trọng và cần thiết cho quá trình học tập và sinh hoạt của bé sau này. Vì vậy bố mẹ nên quan tâm, hỗ trợ bé tập luyện các hoạt động đơn giản. Nếu chậm phát triển hoặc gặp khó khăn khi thực hiện, bố mẹ có thể đưa bé đến khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời.

Tổng đài giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám nhanh nhất: 1900565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.