Tin tức
Hút mũi cho bé và những điều ba mẹ cần lưu ý
- 01/07/2023 | Gợi ý các loại dụng cụ hút mũi cho bé để cha mẹ tham khảo
- 01/04/2024 | Máy hút mũi cầm tay: lựa chọn tiện lợi cho chăm sóc sức khỏe gia đình
- 01/02/2024 | Thuốc xịt mũi Rhinocort: Hướng dẫn cách dùng và xử lý khi quá liều
1. Hút mũi cho bé trong trường hợp nào?
Theo các bác sĩ, ba mẹ không được lạm dụng việc hút mũi cho bé mà chỉ thực hiện việc này trong các trường hợp sau.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh hô hấp với triệu chứng dịch nhầy trong mũi nhiều gây khó thở, thở khò khè mà bé không thể tự hỉ, khạc ra được.
- Dịch, đờm trong mũi và miệng bé đặc, có màu xanh, dù bé cố gắng hỉ, khạc ra nhưng không được hoặc không hết.
- Bé bị viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, cúm ngạt mũi khiến việc thở trở nên khó khăn, quấy khóc nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ.
Trong những trường hợp này, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định và hướng dẫn thực hiện hút mũi đúng cách cho bé yêu nhà mình.
Ba mẹ chỉ được hút mũi cho bé dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị
2. Các cách hút mũi cho bé tại nhà
Ba mẹ có thể thực hiện hút mũi cho bé dưới sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên dụng, bao gồm:
Hút mũi bằng ống bơm
Bạn có thể mua ống bơm tại bất kỳ quầy thuốc, tiệm thuốc nào. Cách sử dụng ống bơm để hút mũi cũng rất đơn giản, bao gồm các bước sau.
- Với bé lớn thì hướng dẫn bé ngồi, đầu ngửa ra sau. Với trẻ sơ sinh thì cho bé nằm và nghiêng đầu sang một bên. Sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trong mũi để làm loãng dịch nhầy.
- Đẩy hết không khí trong ống bơm ra và từ từ đặt vào trong mũi bé. Không nên đặt quá sâu để tránh làm bé đau, khó chịu.
- Bóp nhẹ ống bơm để hút dịch nhầy trong mũi ra. Sau đó rửa sạch ống bơm để loại bỏ dịch nhầy, sau đó thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại.
- Vệ sinh sạch sẽ ống bơm và bảo quản cẩn thận.
Hút mũi bằng dụng cụ hình chữ U
Dụng cụ hút mũi hình chữ U thường được sử dụng cho trẻ lớn. Và khi hút mũi thì bạn sẽ phải dùng chính lực hút từ miệng của mình để loại bỏ dịch nhầy trong mũi của bé. Cách thực hiện như sau.
- Hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, đầu nhìn thẳng, không được cử động.
- Đặt vòi hút vào trong mũi của bé, vòi còn lại bạn sẽ ngậm trong miệng của mình.
- Hút một lực thật mạnh để dịch nhầy theo lực hút ra ngoài, chảy xuống bộ phận chứa của dụng cụ.
- Thay đổi và thực hiện tương tự cho bên lỗ mũi còn lại.
- Vệ sinh dụng cụ cẩn thận bằng nước muối loãng và bảo quản nơi sạch sẽ, kín đáo.
Có thể hút mũi cho bé bằng ống bơm hoặc dụng cụ hình chữ U
3. Lưu ý khi thực hiện hút mũi cho bé
Dù hút mũi cho bé bằng dụng cụ nào thì ba mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau.
- Dụng cụ hút mũi phải sạch sẽ, được vệ sinh cẩn thận trước và sau khi sử dụng.
- Bé được nhỏ nước muối sinh lý trước để làm loãng dịch. Và sau khi hút mũi xong thì nhỏ thêm một lần nữa để vệ sinh mũi họng.
- Thao tác hút dịch phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để vừa không làm bé đau, vừa loại bỏ triệt để dịch nhầy.
- Nếu sau khi hút mũi cho bé xong mà mũi bé vẫn còn nghẹt, khó thở thì bạn có thể thực hiện thêm lần nữa đến khi tình trạng được cải thiện.
- Không nên hút mũi quá 3 lần/ ngày vì việc này có thể làm thành mũi và niêm mạc mũi bị mỏng đi, trở nên nhạy cảm hơn.
- Nếu bé bị hắt ho trong và sau khi hút mũi thì đây là phản ứng bình thường để đẩy dịch mũi và nước muối ra ngoài, ba mẹ không cần lo lắng.
- Tuyệt đối không hút mũi cho bé bằng miệng vì vi khuẩn trong khoang miệng có thể lây lan và làm bé bệnh nặng thêm. Mặt khác, vi khuẩn trong dịch mũi của bé cũng có thể làm ba mẹ bị nhiễm bệnh.
Hút mũi cho bé đúng cách, nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát
4. Các phương pháp trị nghẹt mũi cho bé
Ngoài hút mũi cho bé, ba mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giúp bé hết bị nghẹt mũi, sổ mũi, từ đó dễ thở hơn.
Massage mũi
Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng các ngón tay của mình vuốt nhẹ 2 bên cánh mũi của bé trong 2 - 5 phút là được. Lưu ý là bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện và có thể thoa thêm tinh dầu tràm lên mũi của bé để bé dễ chịu hơn và gia tăng tính hiệu quả.
Massage lòng bàn chân
Cách trị nghẹt mũi, xổ mũi này hầu như ba mẹ bỉm nào cũng biết. Bằng cách thoa dầu vào lòng bàn chân của bé rồi massage nhẹ nhàng trong 5 phút, nếu bé đi ngủ thì mang vớ vào cho bé là sẽ cải thiện được triệu chứng bệnh rõ rệt, giúp bé hết nghẹt mũi và ngủ hơn hơn.
Massage lòng bàn chân là cách trị nghẹt mũi đơn giản, hữu hiệu
Tắm nước ấm pha tinh dầu
Nếu bé nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm, bạn hãy pha một chậu nước ấm với 2 - 3 giọt tinh dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà rồi tắm cho bé. Hoạt chất menthol có trong tinh dầu vừa giúp cải thiện nghẹt mũi, vừa mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu cho bé yêu.
Uống gừng pha mật ong
Cách này chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi vì mật ong không thích hợp cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Pha một thìa mật ong với một ly nước ấm và cho thêm 1 - 2 sợi gừng tươi vào rồi cho bé uống 1 lần/ ngày. Không chỉ giảm nghẹt mũi và cách này còn giúp tăng cường miễn dịch cho bé.
Ngủ gối cao đầu
Bé bị nghẹt mũi, khó thở sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Lúc này, bạn hãy cho bé ngủ ở tư thế đầu và vai cao hơn một chút để dịch nhầy chảy ra các xoang, từ đó, bé dễ thở và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nên trang bị thêm máy tạo ẩm hay máy phun sương trong phòng để không khí không bị khô.
Những chia sẻ trên đây giúp bạn biết cách hút mũi cho bé sao cho hiệu quả và an toàn. Để được tư vấn thêm, bạn có thể đưa bé đến Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!