Tin tức

Huyết thanh viêm gan B: Thời điểm thích hợp tiêm, tác dụng phụ sau tiêm

Ngày 04/12/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Huyết thanh viêm gan B lưu hành tại Việt Nam khá đa dạng về chủng loại. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, huyết thanh cần được tiêm kịp thời, nhất là với đối tượng trẻ sơ sinh. Trong một vài trường hợp thì sau khi tiêm, cơ thể sẽ biểu hiện một vài phản ứng phụ. Thông tin chi tiết hơn sẽ được MEDLATEC chia sẻ ngay sau đây.

1. Huyết thanh viêm gan B là gì? 

Huyết thanh viêm gan B là một loại huyết thanh có khả năng tạo khả năng miễn dịch thụ động, giúp cơ thể phòng lây nhiễm khi tiếp xúc với virus viêm gan B. 

Trong đó, trẻ sơ sinh, sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm viêm gan B, người phải truyền máu, truyền huyết tương, truyền huyết thanh có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan B,... là đối tượng cần tiêm huyết thanh kháng viêm gan B. 

Loại huyết thanh này thường phối hợp cùng vắc xin phòng viêm gan B, nhằm giúp cơ thể đồng thời hình thành khả năng miễn dịch thụ động và chủ động. Từ đó, cơ thể sẽ chống chọi lại được tác nhân gây bệnh. 

Huyết thanh viêm gan B hỗ trợ tạo miễn dịch thụ động, phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B

Huyết thanh viêm gan B hỗ trợ tạo miễn dịch thụ động, phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B

2. Nên tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ khi nào? 

Trẻ sơ sinh, sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm viêm gan B cần tiêm huyết thanh, kết hợp một liều vắc xin phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B. Những mũi vắc xin kế tiếp được tiêm vào tháng thứ 2, 3 và 4 sau khi trẻ chào đời, lịch tiêm cụ thể sẽ theo chỉ định của bác sĩ cũng như chỉ dẫn của Bộ Y tế. 

Thời điểm thích hợp để tiêm vắc xin và huyết thanh viêm gan B cho trẻ là trong vòng 24 giờ kể từ khi trẻ chào đời. Trong đó, thời điểm tiêm lý thường nhất là trong vòng 12 giờ sau sinh. Nếu tiêm kịp thời, theo đúng chỉ dẫn, tỷ lệ phòng bệnh có thể đạt hơn 95%. Ngược lại, càng tiêm muộn, tỷ lệ phòng bệnh lại càng sụt giảm. 

Mục tiêu của việc triển khai tiêm huyết thanh là hình thành đề kháng thụ động, giúp cơ thể chống chọi lại được tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, ba mẹ nên chủ động cho trẻ tiêm chủng từ sớm. 

Trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh, trẻ cần được tiêm huyết thanh và vắc xin phòng viêm gan B

Trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh, trẻ cần được tiêm huyết thanh và vắc xin phòng viêm gan B

3. Những loại huyết thanh viêm gan B phổ biến trên thị trường

3.1. ImmunoHbs

Đây là loại huyết thanh viêm gan B sản xuất bởi hãng dược Kedrion S.p.a của Italia. ImmunoHbs đã được cấp phép lưu hành tại nước ta. 

Huyết thanh ImmunoHbs được chỉ định cho một số nhóm đối tượng sau: 

  • Trẻ sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B. 
  • Người bị suy gan cần phòng ngừa tái nhiễm virus viêm gan B sau khi thực hiện phẫu thuật ghép gan. 
  • Người bị phơi nhiễm virus viêm gan B nhưng trên cơ thể chưa xuất hiện miễn dịch. 
  • Người cần thẩm phân máu hoặc người truyền máu, huyết thanh, truyền huyết tương có thể bị lây nhiễm virus viêm gan B. 

Huyết thanh kháng nguyên viêm gan B ImmunoHbs sản xuất bởi hãng dược Kedrion S.p.a

Huyết thanh kháng nguyên viêm gan B ImmunoHbs sản xuất bởi hãng dược Kedrion S.p.a

Liều lượng tiêu huyết thanh ImmunoHbs sẽ điều chỉnh thay đổi tùy theo từng đối. Trong đó: 

  • Với người trưởng thành cần dự phòng tái nhiễm viêm gan B sau ghép gan, bệnh nhân bị suy thận do nguyên nhân viêm gan B: Khoảng 2000 IU/15 ngày. Ngoài ra, liều lượng tiêm có thể điều chỉnh theo đặc điểm thể trạng. 
  • Người cần dự phòng miễn dịch viêm gan B:
  • Trường hợp tình cờ phơi nhiễm, chưa xuất hiện miễn dịch, đồng thời chưa hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B: Tiêm càng sớm càng tốt, với liều lượng tối thiểu tương đương với 500 IU.
  • Với bệnh nhân đang phải thẩm phân máu: Liều tiêm áp dụng vào khoảng 8 đến 12 IU/kg, tối đa không quá 500 IU. 
  • Trẻ sơ sinh sinh ra bởi người mẹ nhiễm virus viêm gan B: Tiêm trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh. Liều tiêm tiêu tương ứng vào khoảng 30 đến 100 IU/kg. 

3.2. Hepabig

Hepabig là loại huyết thanh kháng viêm gan B có nguồn gốc từ Hàn Quốc, sản xuất bởi Green Cross Corporation. Loại huyết thanh này cũng có thể chỉ định cho đối tượng cần phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B như trẻ sinh ra bởi người mẹ dương tính với HBsAg, người phải truyền máu, truyền huyết tương, truyền huyết thanh,... có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B. Sau đây là tổng hợp liều lượng tiêm tham khảo cho từng đối tượng: 

  • Trẻ sơ sinh, sinh ra bởi người mẹ đã bị viêm gan B: Mũi tiêm đầu tiên cần tiêm càng sớm càng tốt, đặc biệt trong vòng 48 giờ kể từ khi sinh, liều lượng vào khoảng 100 đến 200 IU. Mũi tiêm nhắc lại sau 2 đến 3 tháng, liều lượng vào khoảng 32 đến 48 IU/kg. 
  • Người đã tiếp xúc với virus viêm gan B
  • Đối với người trưởng thành: Liều tiêm vào khoảng 1000 đến 2000 IU. 
  • Đối với trẻ nhỏ: Liều tiêm khuyến cáo là từ 32 đến 48 IU/kg. 

Hepabig cũng có thể tiêm cho <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-cham-soc-tre-so-sinh-cho-nguoi-lan-dau-lam-me-s195-n18640'  title ='trẻ sơ sinh'>trẻ sơ sinh</a>, sinh ra bởi người mẹ nhiễm viêm gan B

Hepabig cũng có thể tiêm cho trẻ sơ sinh, sinh ra bởi người mẹ nhiễm viêm gan B

3.3. Fovepta

Loại huyết thanh ngày được sản xuất bởi hãng dược Biotest Pharma GmbH, của Đức. So với hai loại huyết thanh trên, Fovepta ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, Fovepta vẫn giúp hỗ trợ hình thành khả năng miễn dịch thụ động, giúp cơ thể chống chọi lại sự tấn công của virus viêm gan B. 

Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, Fovepta cần được tiêm trong vòng 12 giờ kể từ khi sinh. Liều dùng khuyến cáo tiêm cho trẻ là 200 IU/0.4ml. 

Lưu ý, liều tiêm huyết thanh viêm gan B tổng hợp trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo. Phụ thuộc theo thể trạng của từng đối tượng, bác sĩ sẽ chỉ định liều tiêm phù hợp. 

4. Tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm huyết thanh viêm gan B

Sau khi tiêm huyết thanh viêm gan B, cơ thể đôi khi sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ. Chẳng hạn như khi tiêm huyết thanh kháng viêm gan B ImmunoHbs, các tác dụng phụ có thể xuất hiện là: 

  • Da nổi đỏ, sưng, nóng, chai cứng, ngứa rát hoặc phát ban tại vị trí tiêm. 
  • Vùng da trên toàn thân cũng có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát. 
  • Buồn nôn, nôn. 
  • Cơ thể lên cơn sốt hoặc ớn lạnh. 
  • Đau đầu. 

Vùng da tại tại vị trí tiêm huyết thanh thường nổi đỏ

Vùng da tại tại vị trí tiêm huyết thanh thường nổi đỏ

Hiếm gặp hơn, người tiêm huyết thanh kháng viêm gan B sẽ bị đau khớp, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, sốc phản vệ. Chính vì thế sau khi tiêm, bệnh nhân cần được thận trọng theo dõi, xử lý kịp thời nếu xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng. 

Trẻ sinh ra bởi người mẹ dương tính với HBsAg và HBeAg cần tiêm vắc xin kết hợp huyết thanh viêm gan B trong 24 giờ đầu. Nếu tuân thủ lịch tiêm theo hướng dẫn, khả năng phòng bệnh ở trẻ có thể lên đến hơn 95%. Hy vọng từ một vài chia sẻ trên đây của MEDLATEC, bạn đã hiểu hơn về lợi ích của huyết thanh kháng viêm gan B. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ