Tin tức
IgM định lượng (quantitative immunoglobulin M)
Lách là nơi các nguyên tương bào (plasmablasts) chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể, là nơi chủ yếu sản xuất IgM đặc hiệu (Racine R, 2011 [3]).
1. Sinh học của IgM
1.1. Cấu trúc phân tử
IgM thường tồn tại dưới dạng pentamer, nhưng nó cũng có thể tồn tại như một monomer. Ở dạng pentamer, tất cả các chuỗi nặng là giống hệt nhau và tất cả các chuỗi nhẹ giống hệt nhau. IgM có một vùng phụ trên chuỗi mu (CH4) và có một protein liên kết đồng hóa trị qua một liên kết S-S được gọi là chuỗi J. Chuỗi này có chức năng trùng hợp các phân tử globulin miễn dịch thành một phân tử IgM pentamer. Cấu trúc của IgM pentamer được trình bày ở hình 2.
Hình 2. Cấu trúc một phân tử IgM pentamer
1.2. Tính chất và chức năng
IgM là một polymer, được tạo thành do các globulin miễn dịch gắn với nhau bằng các liên kết đồng hóa trị là các liên kết disulfide, tồn tại chủ yếu dưới dạng pentamer (5 globulin miễn dịch) và một phần dưới dạng hexamer (6 globulin miễn dịch). Ở dạng pentamer, IgM có khối lượng phân tử khoảng 970 kDa. Vì mỗi monomer có hai điểm gắn kháng nguyên nên một IgM pentamer có đến 10 điểm gắn kết. Tuy nhiên, IgM pentamer không thể gắn 10 kháng nguyên cùng một lúc do kích thước lớn của hầu hết các kháng nguyên cản trở sự gắn của chúng vào các cạnh nhau trên bệ mặt phân tử kháng thể IgM.
Chuỗi J có thể thấy trong phân tử IgM pentamer nhưng không thấy ở dạng IgM hexamer, điều này có lẽ là do sự hạn chế về không gian trong phức hợp IgM hexamer. IgM pentamer cũng có thể được tạo thành trong sự vắng mặt của chuỗi J. Hiện người ta còn chưa chắc chắn rằng một IgM pentamer bình thường có chứa chuỗi J hay không và chứa chứa một hoặc nhiều chuỗi J. Mặc dù IgM hexamer không chứa chuỗi J chuỗi nhưng nó có hiệu quả cố định bổ thể cao hơn IgM pentamer có chuỗi J (Wiersma Ẹ, 1998 [5]).
Vì IgM là một phân tử lớn, khó khuếch tán nên nó chỉ thấy ở các kẽ chỉ với số lượng rất ít. IgM chủ yếu được thấy trong huyết thanh. Tuy nhiên, do có chuỗi J nên IgM cũng có vai trò quan trọng như một immunoglobulin bài tiết (Johansen FE, 2000 [1]).
Do có bản chất cao phân tử nên IgM có ái tính (avidity) cao đối với kháng nguyên và có khả năng kích hoạt bổ thể một cách đặc biệt hiệu quả. Bản thân IgM là một chất gắn kết (opsonin) kháng nguyên không hiệu quả nhưng nó có khả năng góp phần rất lớn vào sự gắn kết (opsonization) bằng cách kích hoạt bổ thể và làm cho C3B gắn vào kháng nguyên.
Về sự thể hiện gen, ở các tế bào dòng mầm, đoạn gen mã hóa vùng μ hằng định của chuỗi nặng là vị trí đầu tiên được thể hiện trong số các đoạn gen của các vùng gen hằng định khác. Vì điều này, IgM là globulin miễn dịch đầu tiên được thể hiện bởi các tế bào B trưởng thành. IgM là globulin miễn dịch đầu tiên được thể hiện ở bào thai (khoảng 20 tuần) (van Furth R, 1965 [4]) và kháng thể sớm nhất được phát triển.
2. Sử dụng
Xét nghiệm IgM huyết tương được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một số các bệnh có thể thưag IgM như: Bệnh đại globulin niệu Waldenström, trypanosomiasis, sốt rét, bach cầu đơn nhân, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, …
Xét nghiệm IgM huyết tương được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một số các bệnh thiếu hụt IgA như: bệnh không có gammaglobulin máu, các rối loạn hon sinh lympho bào (một số trường hợp, bất sản lymphoid, u tủy IgG và IgA, rối loạn gammaglobulin máu và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn.
3. Chỉ định
Xét nghiệm IgM huyết tương được chỉ định khi một người có các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh có liên quan đến hon IgM như: Bệnh đại globulin niệu Waldenström, trypanosomiasis, sốt rét, bach cầu đơn nhân, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,...
Hoặc được chỉ định khi một người có các dấu hiệu và triệu chứng của một số các bệnh thiếu hụt IgM như: bệnh không có gammaglobulin máu, các rối loạn hon sinh lympho bào (một số trường hợp, bất sản lymphoid, u tủy IgG và IgA, rối loạn gammaglobulin máu và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn.
4. Giá trị tham chiếu
Giá trị tham chiếu của IgM ở người trưởng thành và trẻ em khỏe mạnh được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Giá trị tham chiếu của IgM huyết tương ở người trưởng thành và trẻ em khỏe mạnh
Tuổi (năm) |
IgM |
|
µmol/L |
mg/dL |
|
Người lớn |
0,4-2,4 |
40-230 |
Trẻ em |
|
|
0-1 |
0,00-1,49 |
0-145 |
1-3 |
0,19-1,50 |
19-146 |
4-6 |
0,25-2,16 |
24-210 |
7-9 |
0,32-2,14 |
31-208 |
10-11 |
0,32-1,84 |
31-179 |
12-13 |
0,36-2,46 |
35-239 |
14-15 |
0,15-1,94 |
15-188 |
16-19 |
0,24-2,69 |
23-259 |
5. Ý nghĩa lâm sàng
Kháng thể IgM xuất hiện sớm trong quá trình nhiễm bệnh và thường xuất hiện trở lại, ở một mức độ thấp hơn, sau khi tiếp xúc trở lại với kháng nguyên tương ứng. Kháng thể IgM không có khả năng đi qua nhau thai người (chỉ isotype IgG có khả năng đi qua nhau thai người).
Hai đặc tính sinh học này của IgM làm hon ó hữu ích trong chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm. Sự xuất hiện kháng thể IgM trong huyết thanh của bệnh nhân chỉ ra rằng bệnh nhân mới bị nhiễm trùng gần đây, hoặc sự xuất hiện IgM trong huyết thanh của một trẻ sơ sinh chỉ ra có sự nhiễm trùng trong tử cung (ví dụ: thai bị nhiễm rubella bẩm sinh).
Sự phát triển của kháng thể IgM sau khi cấy ghép nội tạng không liên quan với thải ghép nhưng nó có thể có tác dụng bảo vệ (McAlister CC, 2004 [2]).
5.1. IgM ở người trưởng thành tăng trong
- Bệnh đại globulin niệu Waldenström (Waldenström's macroglobulinemia)
- Bệnh trypanosomiasis, còn gọi là bệnh ngủ, do ký sinh trùng gây ra.
- Bệnh Actinomycosis, do vi khuẩn kỵ khí Actinomycosis gây ra.
- Bệnh Carrión (bartonellosis) hay bệnh mèo cào, do vi khuẩn Bartonella henselae gây ra.
- Bệnh sốt rét
- Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm (Infectious mononucleosis)
- Lupus ban đỏ
- Viêm khớp dạng thấp
- Rối loạn gammaglobulin máu (Dysgammaglobulinemia) (một số trường hợp).
Lưu ý: ở trẻ sơ sinh, một mức độ IgM > 20 ng/dL là một dấu hiệu kích thích tử cung của hệ thống miễn dịch và kích thích bởi virus rubella, cytomegalovirus, giang mai hoặc toxoplasmosis.
5.2. IgM giảm trong
- Bệnh không có gammaglobulin máu (Agammaglobulinemia)
- Các rối loạn tăng sinh lympho bào (một số trường hợp)
- Bất sản lymphoid
- U tủy IgG và IgA
- Rối loạn gammaglobulin máu (Dysgammaglobulinemia)
- Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho mạn.
KẾT LUẬN
- IgM là một kháng thể loại pentamer, là loại Ig xuất hiện sớm nhất trong quá trình nhiễm trùng, IgM có khả năng kết tụ các vi sinh vật để loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
- IgM được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một số các bệnh có liên quan đến rối loạn IgM.
- IgM được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng của các rối loạn IgM.
- Nồng độ IgM trong huyết thanh thay đổi theo độ tuổi.
- IgM có thể tăng sớm ở một số bệnh có liên quan đến nhiễm trùng cấp hoặc bệnh tự miễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Johansen FE, Braathen R, Brandtzaeg P. Role of J chain in secretory immunoglobin formation. Scand J Immunol 2000; 52 (3): 240-248
- McAlister CC, Gao ZH, McAlister VC, et al. Protective anti-donor IgM production after crossmarch positive liver-kidney transplantation. Liver Transpl 2004 Feb; 10 (2): 315-319.
- Racine R, McLaughlin M, Jones DD, et al. IgM production by bone marrow plasmablasts contributes to long-term protaction against intracellular bacterial infection. J Immunol 2011; 186 (2): 1011-1021.
- van Furth R, Schuit HR, Hijmans W. The immunological development of human fetus. J Exp Med 1965; 122 (6): 1173-1188.
- Wiersma EJ, Collins C, Fazel S, Shulman MJ. Structural and functional analysis of J chain-dificient IgM. J Immunol 1998; 160 (12): 5979-5989.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!