Tin tức
Kéo tay đột ngột, coi chừng trật khuỷu tay ở trẻ
Dấu hiệu và triệu chứng
Bình thường, xương được giữ cố định nhờ dây chằng, nhưng khi dây chằng bị giãn (ví dụ như khi bị kéo mạnh đột xuất) thì xương sẽ bị trật ra khỏi vị trí bình thường.
Điều này thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi khi bé bị kéo tay mạnh và đột xuất, hay khi bị kéo lên chỉ bằng một bên xách tay, hay khi bé được kéo lại lúc bé sắp bị té.
Điều này ít xảy ra với các bé trên 5 tuổi vì khi đó dây chằng và khớp của các bé đã mạnh hơn rất nhiều.
Thông thường các bé khi bị trật khớp khuỷu tay sẽ khóc ngay lập tức, hoặc không thể sử dụng được cánh tay đã bị trật để cầm nắm hay làm bất cứ điều gì nữa.
Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té.
Chữa trị
Phần khớp bị trật có thể được kéo và đưa trở lại vị trí cũ bởi một y tá hay bác sỹ. Các bé sẽ bị đau nhưng chỉ trong giây lát. X-quang là không cần thiết cho những trường hợp này.
Các bé sẽ được kiểm tra xem có thể sử dụng lại cánh tay bình thường mà không bị đau đớn hay khó chịu gì hay không. Thông thường, đa số các bé có thể di chuyển và sử dụng tay bình thường ngay sau khi được chữa trị, nhưng đôi khi có bé cũng cần thời gian lâu hơn để hồi phục. Thời gian bé bị trật khuỷu tay càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng chậm. Và các bé có thể sẽ phải uống thuốc giảm đau.
Trong trường hợp khuỷu tay bị trật nhưng không kéo tay để cho khớp bình thường lại như cũ được thì bé sẽ cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem có phần xương nào bị gãy hay không.
Chăm sóc tại nhà
Thông thường sau khi chữa trị, các bé có thể hoạt động và sử dụng tay bình thường ngay lập tức. Nếu bé bị trật khuỷu tay khá lâu, thì sẽ cần phải cho bé uống thuốc giảm đau trong ngày. Nếu đến ngày hôm sau bé vẫn không cử động cánh tay được hoàn toàn bình thường, thì phải đưa bé đi chẩn đoán lại ngay trong hôm đó.
Tiên lượng
Trật khuỷu tay sẽ không để lại thiệt hại lâu dài và vĩnh viễn cho các bé.
Có một số trẻ sẽ chịu được chấn thương này tốt hơn các bé khác. Và có thể xảy ra nhiều lần đối với các bé. Các bé cần được điều trị tức thời và hợp lý để tránh những tổn hại lâu dài. Nếu để tình trạng trật khuỷu tay của bé càng lâu thì bé sẽ càng bị đau và sẽ càng khó chữa.
Phòng tránh
Tuyệt đối tránh không kéo tay các bé (kéo ở cánh tay dưới, hay kéo từ cổ tay đều không được) và chỉ dẫn cho các người khác (ông bà nội ngoại, các bảo mẫu trông cháu) để họ cũng tránh điều đó. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu khả năng bé bị trật khuỷu tay.
Những điều cần nhớ
- Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té.
- Trật khớp khuỷu tay không để lại tổn hại lâu dài cho bé.
- Rất ít khi trẻ trên 5 tuổi bị trật khớp khuỷu tay.
- Đừng bao giờ kéo xệch, hay nhấc bổng các bé lên bằng cách kéo 1 tay của bé. Phòng tránh luôn là quan trọng nhất!
- Hỏi ý kiến của các bác sỹ ở gần nơi bạn ở!
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!