Tin tức

Khám dinh dưỡng cho bé mang lợi ích gì? Những điều cha mẹ cần chuẩn bị

Ngày 24/09/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Nhiều ba mẹ lo lắng khi thấy con mình thấp bé, nhẹ cân, chán ăn, ăn ít,… Hay một số trẻ ăn giỏi, ăn khỏe nhưng lại chậm tăng cân, kém phát triển. Lúc này, khám dinh dưỡng cho bé là rất cần thiết để bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân, phát hiện bệnh lý cũng như tư vấn chế độ ăn phù hợp, từ đó cải thiện tình trạng hiệu quả.

1. Khi nào cần khám dinh dưỡng cho bé?

Theo các bác sĩ và chuyên gia, trẻ dưới 16 tuổi cần được khám dinh dưỡng định kỳ 1 - 2 lần/ năm. Đặc biệt, cần khám dinh dưỡng cho bé ngay trong các trường hợp sau.

Trẻ hấp thu dinh dưỡng kém

Hội chứng hấp thu dinh dưỡng kém là tình trạng cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được tiêu thụ, từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề về sức khỏe.

Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng kém hấp thu, mặc dù không phải lúc nào cũng xuất hiện. Những biểu hiện khác thường gặp bao gồm táo bón, cảm giác đầy hơi, khó tiêu, hoặc phân có màu nhạt, phân mỡ, phân sống. Hội chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, dẫn đến các triệu chứng như suy giảm chức năng nhận thức (trầm cảm, giảm sự tập trung), yếu cơ, co thắt cơ, da khô và dễ bị bầm tím, tóc khô và dễ gãy, suy giảm thị lực đặc biệt vào ban đêm. Hơn nữa, những người bị kém hấp thu thường cảm thấy mệt mỏi, sụt cân hoặc phát triển thể chất chậm do thiếu hụt dinh dưỡng.

Như vậy, hấp thu dinh dưỡng kém là nguyên nhân chính khiến trẻ thấp bé, nhẹ cân, còi cọc, chậm lớn. Nếu bé nhà bạn có các biểu hiện này, kèm theo triệu chứng chán ăn, ăn ít hoặc ăn nhiều nhưng nhẹ cân, không lên cân thì cần cho đi khám dinh dưỡng.

Nên cho bé đi khám dinh dưỡng nếu bé biếng ăn kéo dài

Nên cho bé đi khám dinh dưỡng nếu bé biếng ăn kéo dài 

Trẻ thường xuyên rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, đồng thời, khiến trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi. Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa bao gồm ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón,… Ba mẹ không được chủ quan nếu trẻ liên tục gặp các triệu chứng này.

Trẻ chậm chạp, lười vận động

Với những trẻ ăn uống giỏi, tăng cân tốt thì sẽ linh hoạt, nhanh nhẹn và năng động. Ngược lại, trẻ chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, chậm phát triển thì bé sẽ trở nên chậm chạp hơn, không muốn vận động. Thậm chí, một số trẻ còn thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao, người lừ đừ và rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp và tiêu hóa.

Với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nếu xuất hiện các vấn đề như bú kém, ít ngủ, hay giật mình khi ngủ, chậm bò, chậm ngồi, chậm đi, chậm nói, chậm mọc răng, sâu răng, rụng tóc,... có thể liên quan đến thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bé lừ đừ, mệt mỏi, lười vận động,… cũng cần được khám dinh dưỡng

Bé lừ đừ, mệt mỏi, lười vận động,… cũng cần được khám dinh dưỡng

2. Lợi ích của khám dinh dưỡng cho bé

Khám dinh dưỡng cho bé cần được chú trọng bởi việc này mang đến những lợi ích sau.

  • Đánh giá được tình trạng tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Đánh giá chế độ ăn, tập luyện, ngủ nghỉ hiện tại có phù hợp với sự phát triển của trẻ. Nếu không phù hợp thì cần thay đổi, điều chỉnh như thế nào.
  • Phát hiện sớm những vấn đề về dinh dưỡng như thiếu vi chất, kém hấp thu,… Những vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí não của trẻ. 
  • Tầm soát, phát hiện các bệnh lý và điều trị tích cực. Những bệnh lý thường gặp nhất là thừa cân, béo phì; còi xương, suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày. 
  • Ba mẹ được bác sĩ tư vấn các phương pháp chăm sóc con nói chung và chế độ dinh dưỡng cho con nói riêng để con phát triển toàn diện. Đồng thời, các bé có được thói quen sống khoa học, lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. 

Khám dinh dưỡng cho bé là rất quan trọng và cần thiết

Khám dinh dưỡng cho bé là rất quan trọng và cần thiết

3. Quy trình khám dinh dưỡng cho bé

Nhìn chung, quy trình khám dinh dưỡng cho bé khá đơn giản và nhanh chóng, trong đó, quan trọng nhất là thực hiện các xét nghiệm và tư vấn kết quả.

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ kiểm tra cân nặng, chiều cao, đo vòng đầu, đánh giá các chỉ số về dinh dưỡng khác... của bé để đánh giá sơ bộ sự phát triển của trẻ. Sau đó tiến hành khai thác tiền sử bệnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng hàng ngày, thói quen ăn uống, khả năng vận động, đã từng mắc bệnh gì và điều trị như thế nào,… Lúc này, ba mẹ trao đổi càng cụ thể, chi tiết thì càng có lợi cho quá trình thăm khám và điều trị.

Thực hiện xét nghiệm

Đây là bước quan trọng trong quy trình khám dinh dưỡng cho bé. Trẻ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu, xét nghiệm vi chất dinh dưỡng, siêu âm ổ bụng, đo loãng xương, chụp X-quang… Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ được chỉ định làm tất cả các xét nghiệm này mà tùy vào tình trạng của từng bé mà bác sĩ có chỉ định phù hợp.

Đọc kết quả và tư vấn

Đây có lẽ là bước mà ba mẹ mong chờ nhất khi cho bé đi khám dinh dưỡng. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho ba mẹ biết tình trạng bé đang gặp phải và giải thích về nguyên nhân gây ra. Đồng thời, đưa ra các hướng dẫn, cụ thể là thực đơn ăn uống, chế độ tập luyện, thời gian nghỉ ngơi,… phù hợp, giúp bé tăng cường trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất.

Bác sĩ sẽ có tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng của trẻ

Bác sĩ sẽ có tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với tình trạng của trẻ

4. Lưu ý khi cho bé khám dinh dưỡng

Để đảm bảo việc thăm khám mang lại hiệu quả cao nhất, khi cho bé đi khám dinh dưỡng, ba mẹ cần lưu ý.

  • Liệt kê sẵn chế độ ăn, tập luyện, ngủ nghỉ cũng các biểu hiện, triệu chứng con hay gặp phải để cung cấp cho bác sĩ.
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ của con, bao gồm giấy khai sinh, căn cước công dân, sổ tiêm phòng, hồ sơ khám chữa bệnh trước đó.
  • Nếu con đang bệnh và sử dụng thuốc, hãy mang theo toa thuốc hoặc thuốc con đang dùng. 
  • Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ về các vấn đề của con. Nếu cẩn thận, ba mẹ có thể ghi ra những thắc mắc của mình trong sổ tay, điện thoại rồi lần lượt hỏi từng vấn đề.
  • Cho con tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu kết quả khám bình thường thì tuân thủ lịch khám dinh dưỡng cho bé là 3 tháng/ lần với trẻ dưới 2 tuổi và 1 - 2 lần/ năm với trẻ từ 2 tuổi trở lên. 

Đặc biệt, ba mẹ cần lựa chọn địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giỏi cùng hệ thống máy móc, vật tư hiện đại. Có như vậy mới đảm bảo công tác khám, chẩn đoán và điều trị được hiệu quả. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Ba mẹ an tâm khi cho bé đến khám và sử dụng dịch vụ. Để không phải chờ đợi lâu, quý khách có thể đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ